TÌM HIỂU CỔ VẬT*

ĐỘNG ĐÌNH XUÂN SẮC
Trên các bình tỳ bà cuối thế kỷ 14 một số có minh văn. Trong số đó ĐỘNG ĐÌNH XUÂN SẮC là minh văn chiếm tỷ lệ cao hơn cả – ắt phải có nguyên do!
Tôi cất công tìm hiểu. Thì ra nó liên quan đến tổ tiên người Việt!

Động Đình là một hồ lớn và nổi tiếng nằm giữa tỉnh Hồ Bắc ( phía bắc hồ ) và Hồ Nam ( phía nam hồ ). Ở đây hàng năm thường có hội đua thuyền rồng, bắt nguồn từ việc tìm kiếm thi thể Khuất Nguyên – nhà thơ nổi tiếng nước Sở. Theo Lĩnh Nam Chích Quái, vị Long Vương sống dưới đáy hồ chính là ông ngoại của Lạc Long Quân!…
Theo nhà nghiên cứu Yên Tử cư sỹ Trần Đại Sĩ ( trong Biên cương nước Việt ) thì hồ Động Đình chính là nơi cội nguồn của tộc Việt ( Bách Việt )…
…Vua Kinh Đương lấy con gái vua Động Đình là Long Nữ, đẻ ra thái tử Sùng Lâm. Thái tử Sùng Lâm lại kết hôn với công chúa Âu Cơ – con vua Đế Lai. Khi vua Kinh Đương băng hà, thái tử Sùng Lâm nối ngôi, tức vua Lạc Long, đổi tên nước là Văn Lang. Nước Văn Lang, bắc giáp hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn ( vương quốc Chăm Pa ), tây giáp Ba Thục, đông giáp biển Đông Hải. Tộc Việt gồm trăm họ mang tên Bách Việt. Những tên như Âu Việt, Lạc Việt, Đông Việt, Nam Việt, Việt Thường…đều thuộc Bách Việt cả. Trăm họ hay trăm Việt ( Bách Việt ) phát xuất từ huyền thoại nói vua Lạc Long và Âu Cơ sinh ra trăm con. Trăm có nghĩa là toàn thể, là tất cả, chứ không phải là con số 100 như ta tưởng ngày nay. ( ví dụ: làm dâu trăm họ, thì trăm là tất cả chứ không phải 100; bá tánh hay bách tính là mọi người…).
Thế đấy, ĐỘNG ĐÌNH HỒ có liên quan với gốc gác của người Việt hiện nay. Vì thế nó được khắc in trên GỐM CỔ ĐẠI VIỆT cũng thật dễ hiểu. Vì thế chiếc bình tỳ bà với minh văn ĐỘNG ĐÌNH XUÂN SẮC có một ý nghĩa đặc biệt trong các bộ sưu tập gốm cổ Việt Nam và cả…Trung Hoa nữa!!!..

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.