VOI & SEN II*

Trong kinh phật có nhắc tới 21 loài động vật, trong đó rồng và voi là loài có sức mạnh nhất, một ở dưới nước và một ở trên cạn. Vì vậy kinh điển thường gộp chung hai loài, lấy LONG TƯỢNG để ẩn dụ Bồ Tát có năng lực dũng mãnh, uy nghi. Người đời sau còn mở rộng LONG TƯỢNG thành sức mạnh thiền định đặc biệt, hoặc để ca ngợi các cao tăng đại đức, uy nghi và trang nghiêm là PHÁP MÔN LONG TƯỢNG…

Trong gốm Đại Việt, hình tượng Voi và Rồng luôn được khắc họa, tạo dáng rất phong phú, đặc biệt trong các loại ấm thờ, ấm rượu…với men nâu, xanh trắng. Thời Hậu Lê thì có rất nhiều ấm voi bằng chất liệu đồng với đủ kích cỡ…


Về tạo dáng, voi gốm có cả voi đứng, voi quỳ, voi đội tòa sen, voi có người cưỡi và quản tượng…
Ở Hà Nội, khu vực công viên Thủ Lệ có một ngôi đền nổi tiếng thờ một vị tướng quân cũng là Hoàng tử Linh Lang thời Lý trong cuộc kháng chiến chống quân Tống. Trước cổng đền có một con voi đá nằm quỳ nên người đân thường gọi là Đền Voi Phục. Ở Phố Thụy Khuê cũng có Đền Voi Phục thờ Linh Lang nhưng ít nổi tiếng hơn…

Nguồn: NST Nguyễn Dòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.