Thời sơ sử, trên dải đất VN ngày nay có 3 nền văn hoá: phức hệ văn hoá Phùng Nguyên – Đông Sơn, phức hệ VH Bàu Trám – Sa Huỳnh và phức hệ VH Đồng Nai. 3 phức hệ VH ấy đã phát triển thành 3 nền văn minh lớn, ứng với 3 quốc gia cổ là Văn Lang – Âu Lạc, Sa Huỳnh – Chăm Pa và Phù Nam…
Hai nền VH phía Bắc và Phía Nam tôi muốn để dịp khác. Nhân dọn dẹp nhà cửa cuối năm, tôi thấy một hũ gốm Sa Huỳnh đã sưu tầm từ lâu, nằm lẫn giữa những món đồ yêu thích khác. Ngắm lại thấy cảm xúc thật khác lạ…
Nền Văn hoá Sa Huỳnh trải dài từ Quảng Bình ngày nay đến các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, thuộc thời kỳ đồ sắt, cách đây khoảng 3000 năm, kết thúc vào TK thứ 1.
Người Sa Huỳnh rất khéo tay và có mỹ cảm tuyệt vời. Các đồ gốm gia dụng được tạo tác rất thanh nhã với hoa văn phong phú, sinh động. Trong gốm Sa Huỳnh, các đồ đựng như bát, bình có chân đế, có thân gẫy ở vai và gần đáy chiếm tỷ lệ khá lớn. Màu gốm thường gặp là vàng đỏ, nhiều khi có vệt đen bóng, có hoa văn chữ S, những đường chấm hay hình răng vỏ sò…Đối chiếu với các nét hoa văn trên gốm Phùng Nguyên và các vùng lân cận ta thấy có rất nhiều nét tương đồng. Chứng tỏ các đã có những giao thoa văn hoá giữa các nền văn minh lớn cùng thời…
NST Nguyễn Dòng
Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=757120921297901&id=100010000008701