BỌT KHÍ TRÊN GỐM SỨ CỔ

Tại sao giáo sư CHÂU (chuyên gia giám định cổ vật quốc tế) lại phải soi lúp kỹ càng đến thế! Tại sao các phương pháp giám định khoa học lại tỷ mỷ, kỹ càng đến thế: cân đong tỷ trọng, xác định thành phần cấu tạo, nhiệt huỳnh quang, phóng xạ các bon… bởi vì nếu nhìn qua hình ảnh chung chung bên ngoài thì không thể kết luận chính xác được và sẽ đưa ta đến những sai lầm đáng tiếc! Phải thận trọng từ những đặc điểm, dấu vết nhỏ nhất! Đó cũng là nguyên tắc tối cần thiết trong khoa học hình sự và bất kỳ môn khoa học nào!

Trong quá trình nung trong lò do nhiều lý do mà bọt khí sinh ra liên tục trong một thời gian dài, đầu tiên chúng nhỏ sau kết hợp lại và to dần (hiện tượng nước sôi) khi men còn lỏng chúng sẽ nổi lên bề mặt men rồi vỡ ra! Trong quá trình đó nếu ta không nung nữa (vì đồ đã chín) hay do kỹ thuật nhiệt độ lò bị hạ men sẽ đông lại, giữ lại các bọt khí trong men, các bọt đã nổi được lên bề mặt sẽ vỡ ra tạo thành các miệng núi lửa, các bọt lên tới bề mặt chưa kịp vỡ sẽ co lại làm bề mặt của men có lỗ hút, sần sùi không phẳng! Đặc điểm này chỉ có ở cổ vật trước kia được nung lò thủ công do không khống chế được nhiệt độ (nhiệt không đều trong quá trình nung và không đều ở mọi vị trí) và men ngày xưa tráng dày! Đối với đồ mới men mỏng, nung lò cao tần hay lò ga hiện tượng này sẽ không có, có chăng thì bọt khí kích thước rất nhỏ và mật độ đều nhau, phân bố cũng đều trên khắp món đồ!

Dưới bài có hình ảnh tham khảo chụp qua kính hiển vi: Bệnh tích vi thể trên các dòng Men Đỏ qua vi trường 100-150 X; Bọt khí lão hoá vàng đục; Một số bọt khí vỡ; Đốm trắng Suma do vi khuẩn dầy đặc; Đường rạn Calci hoá lấp đầy hoặc có khi du lộ hồng.

Nguồn: Nguyễn Đức Lâm  – https://www.facebook.com/notes/10153474299997834/

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.