Chiếc ang gốm Nhữ Diêu Tống triều vừa đạt giá kỉ lục gần 38 triệu USD ( khoảng 856 tỉ đồng ) làm giới cổ vật trong và ngoài nước ngỡ ngàng. Món đồ nhanh chóng trở nên nổi tiếng. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về xuất xứ cũng như giá trị đích thực làm nên danh tiếng của nó.
Ba chuyên gia cổ vật nổi tiếng thế giới và cũng là những người trong cuộc đã có buổi thuyết trình và giới thiệu chi tiết về chiếc ang huyền thoại này. Người thứ nhất là Ngài William Chak- ông chủ hãng Chak Hongkong- một nhân vật có trên 40 năm kinh nhiệm với những món đồ đẳng cấp. Người thứ hai là Ngài Tào Hưng Thành- Cựu chủ tịch tập đoàn UMC Hongkong, Một trong những Nhà sư tầm cổ vật nổi danh nhất tại Hongkong và cũng đã từng là Chủ nhân chiếc ang Nhữ Diêu. Cuối cùng là một người rất nổi tiếng được nhiều người biết đến, Ngài Nicholas Chow, Phó chủ tịch hãng đấu giá Sotheby Châu Á.
1. Ngài William Chak- ông chủ hãng Chak Hongkong:
Ai ai trong giới nghiên cứu và sưu tầm cổ vật Trung Hoa trên thế giới đều biết đến “ Ngũ đại danh Diêu”. Trong “Ngũ đại danh Diêu” thời Tống gồm Nhữ ( Ru), Quan (Guan), Ca ( Ge), Định ( Dinh), Quân (Jun), thì gốm Nhữ Diêu được xếp hàng “anh cả”. Để nói về chiếc ang rửa bút gốm Nhữ Diêu được đấu giá với mức giá kỉ lục vừa qua, ông đã nhận định như sau:
“Hôm nay, chúng ta rất may mắn và hạnh phúc vì có cơ hội được chiêm ngưỡng tận nơi một cổ vật mang tính quốc bảo”
Vùng Thanh Lương Tự là nơi xuất sứ của Gốm Nhữ Diêu.
Ông chủ Chak đã nói: “ Ngay khi nhìn món đồ từ xa, nó đã rất hút hồn. Màu sắc quá xuất chúng. Có thể hình dung bằng ba màu sắc là “ Ngọc biếc”, “Thanh” và “ Lục”. Nếu gốm Quan Diêu thường hay xảy ra việc nổ men, thì gốm Nhữ Diêu rất ít khi xảy ra tình trạng này. Gốm Nhữ thường có bọt khí mà chúng ta rất dễ dàng nhận ra với cốt mỏng men dày. Chân của trôn được cắt chéo và phủ men. Dưới trôn còn có chấm kê “ba hạt mè” đặc trưng. Cầm chiếc ang trên tay như cầm 1 khối ngọc bội. Tất cả những yếu tố thai cốt, men, tạo hình, bọt khí,…v…v. đã khẳng định một điều: Đây chính là một vật phẩm gốm Nhữ Diêu có xuất sứ từ tỉnh Hà Nam, huyện Bảo Phong, thôn Thanh Lương Tự.
Trên thế giới hiện còn lại chưa đến 100 hiện vật gốm Nhữ.
Trên thị trường cổ vật cũng như trong các bộ sưu tầm có rất ít cổ vật gốm Nhữ. Đại bộ phận cổ vật gốm Nhữ hiện nay đều nằm trong các bảo tàng. Có một điểm cần lưu ý mọi người rằng: Gốm Nhữ hầu như không có trong đồ đào hay trong các hầm mộ. Bởi vì những cổ vật loại này hầu hết đều được truyền lại từ triều đại trước sang triều đại sau. Vào cuối của triều Tống, triều đình quản lý các “Lò Diêu”, đưa tất các các lò này thành “ Lò Diêu Cung Đình”. Chính vì vậy khoảng mười mấy năm cuối cùng của triều Tống, Gốm Nhữ chính là đồ “ Gốm Ngự”. Chính điều này làm cho nó trở nên quý hiếm. Gốm Nhữ Diêu được công nhận chính thức chỉ còn khoảng 87 món trên toàn thế giới, trong đó chỉ có 4 món thuộc sở hữu tư nhân. Bảo tàng Cố Cung Đài Bắc hiện đang sở hữu 21 món. Luân Đôn nước Anh cũng đang lưu giữ 12 món. Bảo tàng Thượng Hải cũng chỉ có 9 món. Bảo tàng Bắc Kinh giữ 17 món.
Màu sắc của chiếc ang này khác gì so với những món gốm Nhữ khác?
Độ lửa, độ nung của mỗi món đồ Nhữ đều có quan hệ rất mật thiết. Cùng một mẻ men, cùng tráng men như nhau, nhưng khi vào lò thì việc đặt ở vị trí giữa, phải trái, trên dưới sẽ cho ra chất lượng sản phẩm khác nhau. Bạn có thể tưởng tượng kĩ thuật của 1 nghìn năm trước đã đạt đến màu men xanh ngọc, màu quá vũ thiên thanh, đạt đến yêu cầu của Hoàng đế,…Cho nên đôi khi ta bắt gặp những màu sắc như men thiên thanh, men lục, men trắng ánh trăng, v…v… Mỗi độ màu này lại có đến gần chục sắc thái khác nhau. Lại nói về màu sắc của chiếc ang. Đây là màu men vừa có màu ngọc bích, vừa có rạn men vì vậy được xếp loại tốt nhất. Có thể nói đây không phải là màu men có thể dễ dàng bắt gặp ở các hiện vật cùng loại trong các bảo tàng.
Vì sao lại có 1 vòng sắc màu đậm hơn.
Ta có thể nhìn thấy rõ trong lòng chiếc ang có 1 viền màu đậm hơn màu những chỗ khác. Đó chính là vết đọng men vì men chỗ đó rất dày. Đồ Nhữ Diêu đều được sơ nung trước khi tráng men. Độ lửa sơ nung cũng lên đến tầm 900 độ C. Sau khi sơ nung cốt mới được tráng men lần một. Men được tráng đi tráng lại rất đồng đều. Chờ cho men khi mới được đưa lại vào lò nung. Một khi hoàn thành xong sản phẩm này ta mới nhìn thấy rõ viền men đọng như đã nói trên. Kể cả viền khe vành trôn của ang cũng có viền men đọng này. Trong quá trình nung nhiệt mà men tạo thành viền men đọng này. Nhìn kĩ viền men này sẽ thấy được độ trong như thuỷ tinh và tạo nên hiệu ứng màu sắc xanh ngọc biếc.
Vì sao có được kết quả tốt đến vậy.
Trước tiên cốt của chiếc ang được sơ nung trong nhiệt độ khoảng 900 độ C. Tuy nhiên đây mới chỉ là quá trình “nung cứng” chứ chưa phải là “nung chín” sản phẩm. Để “nung chín” được thì độ lửa phải đạt đến 1280-1300 độ C. Việc “nung cứng” này chính là để định hình sản phẩm trước khi tráng men. Đa số mọi người đều nghĩ rằng sau khi tráng men, đợi men khô thì sản phẩm sẽ được mang đi nung ngay. Kì thực nó được tráng đi tráng lại men nhiều lần. Việc tráng men nhiều lần này chính là để mang đến kết quả cho hiệu ứng màu sắc xanh ngọc biếc và đạt độ “thấu men”. Nếu nhìn thật kĩ sâu vào men, ta sẽ thấy chiếc ang này có hàm lượng mã não , và một số khoáng vật kết hợp vào men cốt. Vì vậy những hạt bọt khí trong men rất nhiều nhưng nó vẫn đem lại cho người xem một cảm giá như đang ngắm nhìn một miếng ngọc bội.
Sưu tầm vẫn phải cẩn trọng.
Ngài William Chak đã có thâm niên hơn 40 năm trong lĩnh vực cổ vật. Tuy nhiên những món Nhữ Diêu thượng phẩm có được mấy món! Chỉ có 3 món thực sự đủ tiêu chuẩn đã nằm trên tay của Ngài Chak trong suốt hơn 40 năm qua. Vì vậy nếu những người trong giới muốn sưu tầm đồ Nhữ, Ca, Quan.. thì thực sự nên cẩn trọng. Đừng nên mê đắm xem mình đã có bao nhiêu món Diêu,…
2. Ngài Tào Hưng Thành- Cựu chủ tịch tập đoàn UMC Hongkong, Một trong những Nhà sư tầm cổ vật nổi danh nhất tại Hongkong- Chủ nhân trước của chiếc ang Nhữ Diêu này.
Vì sao chiếc ang Nhữ Diêu của hãng đấu giá Sotheby từng nằm trong bộ sưu tầm của ông.
Bảo tàng Mĩ thuật Hồng Hưng nổi tiếng tại Đài Loan khi đó đang nắm giữ bảo vật này. Món đồ này cũng đã từng được đấu giá tại Sotheby trong đầu những năm 80 của thế kỉ trước. Vì vậy nó đã rất có tiếng tăm. Vừa qua Bảo tàng này gặp phải khủng hoảng tài chính liên quan đến bất động sản. Vì vậy những năm 2000 họ đã phải bán ra một số cổ vật. Lô cổ vật đồ Tống lúc đó cũng được ông mua lại, trong đó có chính món Nhữ Diêu.
Vì sao ông lại có đam mê với những món Nhữ Diêu.
Để thưởng thức những món đồ Nhữ Diêu, theo quan điểm của ông, chúng ta phải nghiên cứu nó dưới góc độ Phật giáo Thiền Tông. Thiền Tông có ảnh hưởng rất lớn đến triết học, mĩ học, tín ngưỡng trong những món cổ vật này. Thiền Tông truy cầu một cuộc sống rất thuần khiết và giản đơn. Vì vậy ta có thể thấy những món đồ Nhữ, Quan,… đều mang phong cách mĩ học tối giản. Chúng đều là những món độc sắc, vô cùng tối giản. Tuy nhiên trong chính tư duy tối giản đó lại đòi hỏi một kĩ thuật, một phương thức cực kì khắt khe và tỉ mỉ. kích cỡ về độ cao, to nhỏ, góc độ của từng chi tiết đều được nghiên cứu cực kì kĩ càng.
Món đồ nào được yêu thích nhất.
Tất cả đều được yêu thích nhất. Giống như đứa con mình nuôi dưỡng vậy. Không thể nói đứa nào được yêu quý nhất, đứa nào có thể cho đi.
Khi được hỏi: Món nào sẽ được sưu tầm tiếp theo sau khi bán chiếc ang này. Ông cười và tiết lộ rằng: ” Sotheby còn 1 lô đồ Tống. Christine cũng có 1 lô đồ Minh rất tốt”.
3. Ngài Nicholas Chow, Phó chủ tịch hãng đấu giá Southeby Châu Á.
Như mọi người biết trên thế giới chỉ có 87 món Nhữ Diêu mà trong đó có 4 món thuộc sở hữu tư nhân. Cần nhấn mạnh thêm là tất cả 87 món đó đều là đồ gốm nhỏ, không phải đồ đại cục. Chiếc ang gốm này là món tốt nhất trong số 4 món thuộc sở hữu tư nhân. Mọi người trong giới đều biết rằng khi chế tác đồ Nhữ Diêu đều có thành phần mã não trong thai cốt và men. Tuy nhiên theo nhiều phân tích khoa học lại hoàn toàn không cho ra kết quả như vậy.
Chiếc ang này có gì khác với món đồ Nhữ đã bán mấy chục năm trước đây.
Năm 2012 cũng đã từng xuất hiện trên thị trường 1 món đồ Nhữ Diêu. Định giá khi đó là 800 ngàn USD. Tuy nhiên món đồ đó rất khác so với món đồ lần này. Món Nhữ đó màu hơi hồng và trắng sữa, rạn cũng lớn hơn. Chiếc ang lần này vẫn được xem là món đồ Nhữ Diêu loại tốt nhất. màu sắc chiếc ang rất toàn mĩ, sắc lam nằm trong sắc lục, rạn men như băng. Trước khi được đấu giá, có rất nhiều bộ sưu tập gốm Trung Hoa trên thế giới đã đặt yêu cầu sở hữu món Nhữ này.
Món Diêu Nhữ rạn đẹp hơn hay không có rạn đẹp hơn.
Xin lấy 1 ví dụ về một món Nhữ diêu của Bảo tàng Cố Cung Đài bắc. Món đồ này hoàn toàn không có rạn men. Trong cuốn “ Cách Cổ Yếu Luận” của thế kỉ 14 có ghi rằng: “Đồ không có rạn là lí tưởng nhất”. Tuy nhiên ở thế kỉ 20, người xem lại thay đổi quan điểm. Món đồ có mặt men dày sâu, lớp lang, bóng bẩy mới đẹp. Vì vậy đây chỉ là vấn đề của thị hiếu. Nếu chỉ đặt vấn đề xem men có rạn hay không thì bạn không thể có được món đồ mong muốn. Vậy nên chiếc ang này là món đồ thèm khát của bất kì một bảo tàng hay nhà sưu tầm tư nhân đẳng cấp nào.
P/s: mong có dịp giới thiệu với mọi người về quê hương của chiếc ang Nhữ này tại tỉnh Hà Nam, huyện Bảo Phong, thôn Thanh Lương Tự.
Nguồn: https://www.facebook.com/nghiencuucovat/posts/341828972987188