+Tp. HCM_Sài Gòn.
-Tp.HCM: đổi theo tên của Hồ chủ tịch.
-SG: Chúng ta biết đến Sài Gòn với hình ảnh một thành phố năng động, nhộn nhịp, dòng người tất bật ngược xuôi,…Vậy còn cái tên Sài Gòn có từ đâu? Liên quan đến cái tên này thì có nhiều cách lí giải
Thầy Gòn là nguồn gốc của Sài Gòn
Theo giả thuyết này thì người ta cho rằng ngày xưa có một ông thầy làm thuốc hoặc dạy học tên Gòn sống ở vùng đất này. Ông rất nổi tiếng cho nên người ta lấy chức danh và tên ông đặt cho vùng đất là Thầy Gòn về sau đọc chệch thành Sài Gòn
Đê Ngạn, Đề Ngạn, Tây Cống là nguồn gốc của Sài Gòn
Giả thuyết cho rằng năm 1778, một số người Hoa di chuyển xuống vùng Chợ Lớn, lập nên một thành phố gọi theo âm Hán Việt là Đê Ngạn, Đề Ngạn, Tây Cống và họ gọi theo giọng Quảng Đông và Triều Châu là Tai Ngon, Thầy Ngồn, Thì Ngòn,…Về sau người Việt gọi trại thành Sài Gòn.
Có thuyết nói rằng”Sài Gòn” bắt nguồn từ chữ “Sài” theo chữ Hán là củi và “Gòn” là chữ Nôm chỉ cây bông gòn
Nhưng thuyết được cho là đúng và hợp lí nhất đó là Brai Nagara là nguồn gốc của Sài Gòn. Bởi vì:
Launay cho biết năm 1747 vùng Gia Định xưa có hai địa danh Rai-gon thong (Sài Gòn thượng) và Rai-gon ha ( Sài Gòn hạ). Mà nguồn gốc của Rai gon là Brai Nagara hay Prey Nokor. Hơn nữa, địa danh này không có ý nghĩa trong tiếng Việt nên khả năng phiên âm từ tiếng dân tộc khác là có cơ sở.
+ Thăng Long_tp.Hà Nội:
-Thăng Long: Rồng bay lên.
-Hà Nội: có nghĩa là phía trong sông vì thành phố được bọc bởi hai con sông là sông Hồng và sông Đáy.
+Hải Phòng: Tên tp.Hải Phòng được Phạm Phú Thứ – một đại thần triều nhà Nguyễn đặt năm 1877. Ở đó có cơ quan Hải Phòng sứ, bảo vệ cửa biển.
+Quảng Nam: Có thể thấy được miền Trung có khá nhiều địa danh mang yếu tố quảng. Bởi vì đây là một dải đất hẹp nên việc đặt tên các địa danh mang yếu tố quảng là với mong muốn sự rộng lớn, bao la vì từ quảng mang nghĩa như vậy.
Quảng Nam ở đây thì mang ý nghĩa mở rộng về phía nam.
+Đăk Lăk: tiếng dân tộc M’Nông có nghĩa là Hồ nước.
Đăk = nước; Lăk = hồ. Đắk Lắk, Darlac hay Đắc Lắc.
Người M’Nông hay còn gọi là người Bu-dâng, Preh, Ger, Nong, Prâng, Rlăm, Kuyênh, Chil Bu Nor, nhóm M’Nông-Bu dâng, là sắc tộc sử dụng ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ Môn-Khmer. Sống tập trung đông nhất là tại các huyện của tỉnh Đắk Lắk.
Đắk Lắk là một trong số các địa danh gây nhiều tranh cãi nhất về cách viết, tùy theo góc độ nhìn nhận của ngôn ngữ học, dân tộc học hay xã hội học.
Srock Khléang – Sóc Trăng; tiếng Khmer có nghĩa là xứ có vàng bạc nhà vua.
Phsar Dek- Sa Déc; chợ sắt .
Gia Nghĩa Dak nông ; nhà của người Quãng Nghĩa .
Dà Lạt ( Dak Lach) tiếng dân tộc Lạch (Cơ ho) có nghĩa là nước của người Lạch.
Bà Rịa – Po Riyak tiếng Chăm nghĩa là thần trấn sóng.
Đà Nẵng-DAKNAN; ruộng ven con nước tiếng Chăm cổ.
Phan Rang- Panduranga, tên một vương quốc cũ của người Chăm.
Thị Nại – Cri Banoi tiếng Chăm
Biên Hòa; hòa bình ở trấn biên.
Trà Vinh- prha trapenh : ao linh thiênh- tiếng Khmer
Phan Thiết » Hamu Panthit » Đồng bằng ven biển
Đồng Nai ( 1, Nông Nại Đại Phố» người Hoa lập nên khi vào Cù Lao Phố lập nghiệp trong phong trào phản Thanh phục Minh
2- Vườn Lộc giả, » cánh đồng có nhiều nai sinh sống, ngày nay vẫn có làng nghề nuôi nai lấy nhung
Và còn nhiều cách lý giải khác)
Tiền Giang» con sông lớn đầu tiên người đi mở cõi bắt gặp, tương tự đối với Hậu Giang
Tp.Mỹ Tho » Sroc Mì Só» Tiếng KhMer » Xứ sở có nhiều gái đẹp
Gò Công» Gò Khổng Tước» vùng đất cao ráo có loài chim công sanh sống
Bến Tre» Sroc Tre» Tiếng KhMer được Việt hóa từ «Sroc» » «bến» nước có nhiều tôm cá(Tre) (nhưng theo t thì phải là KongPông Tre vì «KongPong» là «bến»
Đồng Tháp» cánh đồng có cái tháp (thuở Phù Nam từng có nhiều tháp được xây ở đây, và thời Pháp (hay Mỹ gì đó t quên rồi) cũng xây một cái tháp cao làm nơi canh gác
H.Tháp Mười» cây tháp thứ 10 được xây dựng vào thời Phù Nam Quốc
Tp.Cao Lãnh» Câu Lãnh (ông bà Đỗ Công Tường là người đã có công lập chợ Cao Lãnh ngày nay, và ông Đỗ Công Tường từng giữ «chức» Câu Đương, còn Lãnh là tục danh của ông Đỗ Công Tường nên có khả năng là gọi Câu Lãnh dần dần đọc thành Cao Lãnh
Nha Mân» Vị Ốc Nha tên Mân
Bạc Liêu » Pô Leó» Tiếng Triều Châu (Trung Quốc) » Nghề đóng đáy bắt thủy sản trên sông
An Giang» Xưa là xứ Tầm Phong Long của Cam
Tịnh Biên» Yên Bình vùng biên giới
Tri Tôn» Svay Tôn» xứ sở có nhiều khỉ đu cây xoài vết tích ngày này còn chùa Svay Tôn
Tp.Long Xuyên là tên ghép (lâu rồi không nhớ)
Tp.Châu Đốc (như địa danh Châu Thành ở miền tây)
Kiên Giang» Sông Kiên
Hà Tiên» Xưa là xứ Mang Khảm được Mạc Cửu và dòng họ khai phá sau gọi là Hà Tiên vì đất này đẹp thường có Tiên giáng trần tắm (ngày nay còn Hà Tiên thập vịnh của Mạc Thiên Tứ)
Cà Mau» Tuk K’Mâu tiếng KhMer» Vùng nước đen (do rừng dày lá tràm rụng đến mủ lá ra đen cả một vùng nước)
Hải Phòng có 2 giả thiết về tên
1. Hải tần phòng thủ nghĩa là phòng thủ bờ biển thời Hai Bà Trưng=> Hải Phòng
2. Hải Dương thương chính quan phòng. Dưới thời nhà Nguyễn, sau khi nhượng cho Pháp tô giới bến Ninh Hải của tỉnh Hải Dương (nay là khu vực cảng Hải Phòng), nhà Nguyễn cho đặt một cơ quan thu thuế cạnh tô giới Ninh Hải, đặt tên là Hải Duơng thương chính quan phòng, gọi tắt là Hải Phòng.
(Admin sưu tầm)