CHỌI GÀ*

Trong Nam gọi là đá gà, là trò chơi dân gian có từ cổ xưa, nay thịnh hành từ nông thôn đến thị thành, được nhiều người yêu thích.


Là con vật được thuần hoá sớm, rất gần gũi với con người, là một trong lục súc và 12 con giáp. Hình tượng gà xuất hiện khá sớm trong văn hoá Trống đồng Đông Sơn, trong truyền thuyết xây thành của Thục Phán An Dương Vương, trong truyện cổ Sơn Tinh – Thuỷ Tinh với lễ vật ” gà 9 cựa”…
Trong văn hoá dân gian, hình tượng gà trong tranh đông Hồ rất gần gũi,quen thuộc. Tại các đền thờ Mẫu, Thánh, Ngũ Phủ, biểu tượng gà đứng ở vị trí trang trọng. Hùng Kê quyền là môn võ nổi tiếng thời Tây Sơn. Thời trang thì có “tóc đuôi gà”,…
Trong văn thơ thì nói về gà nhiều lắm. Lưu Trọng Lư có bài Nắng mới, Chế Lan Viên cũng từng viết về tâm trạng nhớ quê da diết khi nghe tiếng gà gáy…


Trong gốm cổ, gà xuất hiện không ít trên gốm hoa nâu thời Trần. Có lẽ những hình ảnh thanh bình với những đàn gà quấn quýt, những cảnh chọi gà đầy cảm xúc lễ hội đã được chế tác trong những giai đoạn đất nước có hoà bình sau những cuộc chiến chống ngại xâm, trái ngược với hình ảnh các chiến binh trong thời chiến.

Ở gốm thời Lê ta cũng bắt gặp những motip tương tự.

Xin mời các bạn thưởng thức trò chơi dân gian rất đỗi thân quen trên gốm cổ Việt Nam!.

Nguồn: https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=344270049249659&id=100010000008701

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.