Việt Nam, nằm ở cuối các con sông từ cao nguyên Tây Tạng và Vân Nam đổ xuống, mở ra trước tác động của biển trên khắp châu thổ, ngay từ bình minh của thời tiền sử, đã là nơi gặp gỡ của các dân tộc và văn hóa khác nhau, được hình thành tại chỗ hay từ nơi khác đến ngang qua các thung lũng nội địa. Các cư dân cổ nhất của Việt Nam có những nét giống với những người hiện đang sinh sống tại các đảo ở Thái Bình Dương: người Australia, người Papou – Mêlansêsi, người Indonesia. Yếu tố mongoloit, nổi bật hiện nay, chỉ xuất hiện vào một niên đại sau đó mà thôi.
Các nhóm người đầu tiên đã định cư trên các vùng cao, ven biển hay ven các châu thổ. Thực vậy, chính vào kỷ Đệ Tứ, đã xảy ra hiện tượng toàn khối bán đảo được nâng cao tạo nên dãy Trường Sơn dựng đứng đồng thời kéo theo hiện tượng xói mòn, các lưu vực được bồi đắp và các châu thổ bắt đầu được hình thành. Nhưng vào buổi đầu này, đầm lầy ở các châu thổ còn là những cản trở không thể vượt qua đối với nền nông nghiệp nguyên thủy. Chỉ với việc cải tiến các công cụ bằng đá, con người mới bắt đầu cuộc chinh phục đồng bằng kéo dài suốt ba thiên niên kỷ trước công nguyên.
Sơ kỳ đá cũ ở Việt Nam có các di chỉ, di tích Núi Đọ (Thanh Hóa), hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái) thì thời kỳ này trên thế giới là các di chỉ Abbeville ở Pháp, Clanton ở Anh.
1. Thời đại đồ đá cũ
Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
+ Thời gian: 400.000 – 300.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Núi Đọ (Thanh Hóa), hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái).
+ Di vật tiêu biểu: Công cụ chặt thô, rìu tay, mảnh tước, răng vượn người, xương động vật hóa thạch.
Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ
+ Thời gian: 30.000 – 15.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Thần Sa (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ).
+ Di vật tiêu biểu: Mảnh tước có tu chỉnh, công cụ chặt thô hình múi bưởi, công cụ ¼ hòn cuội.
2. Thời đại đồ đá mới
Sơ kỳ thời đại đồ đá mới
+ Thời gian: 15.000 – 10.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Hòa Bình (Hòa Bình và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa), Bắc Sơn (các tỉnh vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên), Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Cái Bèo (Hải Phòng), Bàu Dũ (Quảng Nam).
+ Di vật tiêu biểu: Rìu tay, công cụ hình đĩa, hình hạnh nhân, xuất hiện rìu mài lưỡi và buộc ghép cán.
* Đồ gốm và nền nông nghiệp sơ khai được xem là xuất hiện trong văn hóa Hòa Bình?
* Văn hóa Bắc Sơn đã tìm thấy bàn mài, bàn nghiền, chày, công cụ đá cuội có hai rãnh song song.
Hậu kỳ thời đại đồ đá mới
+ Thời gian: 10.000 – 5.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Hà Giang, Mai Pha (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
+ Di vật tiêu biểu: Rìu tứ giác, rìu có vai, khuyên tai, vòng tay, đồ đựng bằng gốm?