I. Các nền văn hóa tiêu biểu
1. Văn hóa Phùng Nguyên
+ Thời gian: 4.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1959
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Đục, mũi khoan, cưa, khuyên tai, nhẫn, vòng đeo tay, chuỗi hạt (đá), dọi xe chỉ, hũ, bình (gốm), cục đồng và gỉ đồng.
Văn hóa Phùng Nguyên là thời kỳ công nghệ chế tác đá đạt tới đỉnh cao, đồ gốm đã biết sử dụng bàn xoay, nghề luyện kim, nghề dệt bắt đầu xuất hiện?
2. Văn hóa Đồng Đậu
+ Thời gian: 4.000 – 3000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1962 tại xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Mũi lao, mũi giáo, lưỡi câu, xỉ đồng, mảnh khuân đúc rìu, trống đồng?, trang sức, công cụ lao động bằng đá, đồ gốm?
3. Văn hóa Gò Mun
+ Thời gian: 4.000 – 3000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1961 tại xã Tứ Xã, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Đồ trang sức, rìu tứ giác, khuân đúc đồng, chì lưới (đá), rìu lưỡi xéo, đục, lao, lưỡi câu (đồng), đồ gốm có màu xám đen và đỏ nhạt?
4. Văn hóa Đông Sơn
+ Thời gian: 2.500 – 2000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1924 tại Thanh Hóa
+ Địa bàn phân bố: Rộng từ biên giới phía Bắc cho tới Đèo Ngang (Quảng Bình), nhưng tập trung chủ yếu ở lưu vực ba con sông lớn là sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
+ Di vật tiêu biểu:
. Công cụ lao động sản xuất: Lưỡi cày, lưỡi cuốc, mai, thuổng, rìu, lưỡi câu,
. Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, chum, chậu, khay, đĩa, chậu, âu, muôi,
. Vũ khí: Mũi lao, mũi giáo, hộ tâm phiến, dao găm,
. Đồ trang sức: Vòng, khuyên tai, chuỗi hạt, trâm, khóa thắt lưng, gương,
. Đồ tùy táng: Trống, thạp, thố minh khí, muôi
. Đồ gốm: Chum, bình, hũ, nồi, bát, chân đèn,
5. Văn hóa Sa Huỳnh
+ Thời gian: 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1906 tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi
+ Địa bàn phân bố: Dọc các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ
từ Quảng Bình đến Đồng Nai và một số đảo như Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu.
+ Di vật tiêu biểu: Chum, nồi, bình, bát, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, chuỗi hạt.
6. Văn hóa Óc Eo
+ Thời gian: 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1942 tại gò Óc Eo (An Giang)
+ Địa bàn phân bố: Khắp vùng đồng bằng Nam Bộ
+ Di vật tiêu biểu: Mảnh gốm, chum, vò, hũ, bình, một số đồ trang sức.
7. Văn hóa Đồng Nai
+ Thời gian: 3.000 – 2.500 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: ?
+ Địa bàn phân bố: Nằm ở hạ lưu sông Đồng Nai
+ Di vật tiêu biểu: Cà ràng (ông đầu rau), nồi, bát, mâm bồng, bình nhiều tầng, chậu, chum, mảnh tháp, trụ gốm, giáo, mũi lao, đục, lưỡi câu, thuổng, mảnh khuân đúc (sắt), khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, khuyên tai hình vành khăn, hạt chuỗi, vòng tay…được chế tác bằng nhiều chất liệu khác nhau: đá, thủy tinh, vỏ nhuyễn thể, vàng, đất nung.
* Văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở để hình thành nhà nước Lâm Ấp – Chăm Pa ở miền Trung và văn hóa Óc Eo là cơ sở hình thành của nhà nước Phù Nam ở miền Nam.