Archive | Tháng mười hai 2019

Ngậm ngùi kho tàng của “vua cổ vật” Hồ Tấn Phan

Ông Hồ Tấn Phan (SN 1939), vốn được người dân xứ Huế và giới nghiên cứu gọi là “nhà nghiên cứu Huế”, “vua cổ vật” hay là “nhà cổ vật đáy sông Hương”. Là người tiên phong trong việc tìm đồ cổ dưới đáy sông Hương, ông Phan đã sưu tầm được một số lượng lớn đồ gốm có niên đại lên tới 2.500 năm và một kho sách. Năm 2016, ông Phan bị bạo bệnh qua đời.

Ông mất khi còn nung nấu mong muốn dùng tài sản, đất đai của mình lập một “Bảo tàng văn hóa sông Hương” trưng bày bộ sưu tập “Đi tìm thời gian đã mất” để du khách trong và ngoài nước đến Cố đô Huế thêm một điểm tham quan, nghiên cứu. Điều đáng tiếc, từ khi ông Phan mất đi, do không được bảo quản nên “kho tàng” cổ vật của ông đã bị hư hỏng, mất mát khá nhiều…

Di ảnh ông Hồ Tấn Phan

Continue reading

Trưng bày chuyên đề “Một thời bút nghiên”

Nhân dịp kỷ niệm 100 năm kết thúc nền giáo dục Nho học tại Việt Nam (1919 – 2019), Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I tổ chức trưng bày chuyên đề “Một thời bút nghiên” tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế.

Continue reading

Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn

Không gian bảo tàng trưng bày những chiếc áo dài qua các thời kỳ, từng được các nhân vật nổi tiếng ở Việt Nam mặc.

Bảo tàng áo dài ở Sài Gòn
Bảo tàng Áo dài (đường Long Thuận, quận 9) do nhà thiết kế thời trang Sỹ Hoàng xây dựng và khánh thành năm 2014. Công trình là một trong hai bảo tàng tư nhân của TP HCM.

Continue reading

Chính sách bảo tàng ở Anh

Người Anh nói rằng: “Nhà nước không có chính sách chung về bảo tàng”[1]. Thật vậy, trên thực tế, họ luôn quan tâm đến bảo tàng thông qua các chính sách cụ thể.

Bảo tàng ở Anh được phân loại bởi hai cách: Phân loại theo chuyên ngành và phân loại theo cơ quan chủ quản, cấp kinh phí cho bảo tàng. Với nguyên tắc phân loại bảo tàng theo chuyên ngành và sưu tập hiện vật có liên quan, Từ điển Bách khoa toàn thư Anh (Britainica Encyclopedia năm 2001) đã chia các bảo tàng thành 5 loại chính: Bảo tàng Tổng hợp (General Museums); bảo tàng Lịch sử tự nhiên và Khoa học tự nhiên (Natural History Museums and Natural Science Museums); bảo tàng Khoa học Kỹ thuật (Science and Technology Museums); bảo tàng Lịch sử (History Museums); bảo tàng Nghệ thuật (Arts Museums). Sau đó người ta còn phân loại tiếp thành các nhóm bảo tàng khác nhau. Continue reading

Độc đáo ‘bảo tàng’ dấu ấn Đà Lạt

Nhân dịp Festival Hoa Đà Lạt 2019, nghệ nhân Nguyễn Văn Tuấn mở cửa ‘bảo tàng’ Dấu ấn Đà Lạt để du khách có thể khám phá sâu hơn về miền đất được ví von là tiểu Paris.

Một góc trưng bày các cổ vật Dấu ấn Đà Lạt /// Lâm Viên

Continue reading

Nhà trưng bày Hoàng Sa thành điểm du lịch

TTO – Nhà trưng bày Hoàng Sa (quận Sơn Trà) vừa được thành phố Đà Nẵng công nhận là điểm du lịch. Đây là nơi trưng bày các tư liệu, hiện vật về quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam hiện đang bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Nhà trưng bày Hoàng Sa thành điểm du lịch - Ảnh 1.

Nhà trưng bày Hoàng Sa nằm trên đường Hoàng Sa, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà được công nhận là điểm du lịch của Đà Nẵng

Continue reading

Đồ bạc nhật dụng thời Nguyễn ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế

Bạc là nguyên liệu được dùng để sản xuất ra nhiều vật dụng quý hiếm phục vụ đời sống vật chất và tinh thần của người Việt. Dưới thời Nguyễn (1802 – 1945), bạc được sử dụng để chế tác những vật phẩm phục vụ các nhu cầu: thờ tự, trang trí, ẩm thực… cho vua chúa, hoàng thất và triều đình.

Đồ bạc nhật dụng thời Nguyễn ở Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế
                           Cối xoáy cau trầu

Nhiều cổ vật bằng bạc của triều Nguyễn hiện đang lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế. Bài viết dưới đây giới thiệu một số cổ vật đặc sắc có trong bộ đồ bạc nhật dụng của bảo tàng này. Continue reading

Trưng bày, giới thiệu các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa

(Baothanhhoa.vn) – Nhằm đáp ứng như cầu tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu, đặc biệt là hoạt động ngoại khóa dành cho các em học sinh trên địa bàn tỉnh, từ nay đến dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa triển khai chương trình giới thiệu, trưng bày các Bảo vật Quốc gia.

Trưng bày, giới thiệu các Bảo vật Quốc gia tại Bảo tàng tỉnh Thanh HóaBảo vật Quốc gia Trống đồng Cẩm Giang được trưng bày trang trọng cùng với các hiện vật Trống đồng Đông Sơn khác tại phòng trưng bày thuộc Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa. Continue reading

SINH TỒN & SINH SÔI

Đại Việt Sử Ký toàn thư, sử thần Ngô Sỹ Liên viết “mùa thu, tháng bảy, năm Canh Tuất (1010), đức Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La, thuyền tạm đỗ dưới thành,có rồng vàng hiện lên trước thuyền ngự rồi bay lên, nhân đó đổi tên thành Thăng Long”.

Nhà Lý tượng hình, mở ra hơn 200 năm cường thịnh,thảo phạt man di phương bắc, bình Chiêm,phá Tống, non sông dần thu về một mối, đời sống nhân dân ấm no, phật giáo hưng vượng, nghệ thuật lên ngôi, làng nghề, thợ khéo trăm hoa đua nở..

Nghề gốm thời Lý phát triển cực thịnh. Gốm tế tự và gia dụng đều trau chuốt tinh mỹ, thai cốt thuần nhã, màu men đa dạng, từ trắng hoa bưởi, mật cháy, men lục, men vàng dành cho hoàng gia đến loại hình gốm “hoa nâu” độc đáo đều vô cùng đẹp đẽ..

Continue reading

Bảo tàng Nghệ An kỷ niệm 40 năm thành lập và khánh thành trưng bày nội thất, trưng bày chuyên đề “Gốm sứ truyền thống Việt nam tại Nghệ An”

Bảo tàng Nghệ An kỷ niệm 40 năm thành lập và khánh thành trưng bày nội thất, trưng bày chuyên đề "Gốm sứ truyền thống Việt nam tại Nghệ An"

Sáng nay, ngày 19/12, tại Bảo tàng Nghệ An đã diễn ra lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập Bảo tàng Nghệ An (1979-2019), cắt băng khánh thành trưng bày nội thất và chuyên đề trưng bày “Gốm sứ truyền thống Việt Nam tại Nghệ An”.

Continue reading