Tại thành phố Huế, Bảo tàng Văn hóa Huế tổ chức không gian trưng bày chuyên đề ‘Tín ngưỡng thờ Mẫu ở Huế’ từ ngày 2/8 đến hết ngày 2/11.
Archive | 26 Tháng tám, 2019
Số hóa bảo tàng, di tích và hiện vật là xu hướng yêu cầu mới nhất
“Bảo tàng cũng phải thay đổi để thích ứng theo thời đại. Đổi mới cách thức, trưng bày để thu hút khách tham quan từ offline, online. Quảng bá thu hút, tạo lợi thế dẫn dầu, thuận tiện cho quản lý, trải nghiệm, bảo tồn, khôi phục. Với các công nghệ số hóa, website3D, di động, VR/AR trên mạng lưới thiết bị kết nối Internet (IoT), các công nghệ mới nhất phù hợp thời đại, kết nối mọi lúc, mọi nơi phục vụ mọi người. Đúng như bản chất của Cách mạng công nghệ 4.0”
Độc đáo Bảo tàng Điêu khắc Chăm tròn 100 năm tuổi
NDĐT – Với lịch sử 100 năm hình thành và phát triển (1919-2019), Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng trở thành điểm đến hấp dẫn, là niềm tự hào của người dân Đà Nẵng cùng những giá trị văn hóa, di sản mà nơi này đang lưu giữ.
Thăm Bảo tàng di sản văn hóa Mường
Tại phường Thái Bình (TP Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình) có một bảo tàng tư nhân độc đáo, lưu giữ, trưng bày các di sản văn hóa Mường, trong đó nhiều hiện vật có niên đại hàng ngàn năm. Đây là công trình chứa đựng biết bao tâm huyết, công sức của ông Bùi Thanh Bình, một người con xứ Mường.
Anh Bùi Chí Lương giới thiệu về bộ lịch tre của người Mường xưa – Ảnh: YÊN LAN
Tăng sức sống cho bảo tàng
(HNM) – Sở hữu gần 200 bảo tàng, 3 triệu tài liệu, hiện vật cùng 164 bảo vật quốc gia, Việt Nam có tiềm năng lớn để phát huy vai trò bảo tàng trong việc chuyên chở ký ức, kết nối lịch sử, văn hóa của quá khứ tới con người, xã hội hiện đại. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, những tiềm năng, thế mạnh này chưa được khai thác hiệu quả, đòi hỏi có sự chuyển đổi mạnh mẽ trong tư duy, hành động, nhằm nâng cao hiệu quả, tăng sức sống cho hoạt động của bảo tàng trong thời gian tới.
Đa dạng các hình thức tương tác góp phần tăng sức hấp dẫn cho hoạt động tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam. Ảnh: Sơn Hà Continue reading
HOA DÂY & DÂY LEO TRÊN GỐM ĐẠI VIỆT*
Đồ án hoa dây khá phổ biến và là một nét đặc trưng của gốm Lý Trần – sen dây và cúc dây trên nền gốm hoa nâu. Còn đối với dòng gốm men ngọc ( celadon ) thì lại nổi tiếng với những đồ án đắp nổi và ám họa dây leo mà giới cổ vật gọi nôm na là họa tiết ” dương xỉ ” !
Xin giới thiệu một chiếc bát men ngọc ám họa dây leo khá đặc biệt. Bát hình nón, ám họa trong lòng, cốt rất tinh và mỏng đều, không hề bị cong vênh.
Hình dáng, cốt cách, chân đế nhỏ giống gốm thời Tống, nhưng chân đế lại vuốt xoay tạo núm nhọn giữa trôn kiểu Yuan ( Nguyên ).
Vậy khả năng đây là gốm đầu thời Trần ( khoảng giữa TK13 ). So sánh với gốm men Ngọc lò Thiên Trường và gốm trắng Hoàng Thành Thăng Long thì tôi nghiêng về khả năng chiếc bát này chế tác tại lò Thăng Long hơn ( cốt rất mỏng ). Chỉ là phỏng đoán nhưng cũng đầy trăn trở thú vị!…
Nguồn: NST Nguyễn Dòng
BÌNH BÁT TRONG LỊCH SỬ PHẬT GIÁO*
Một ngày đẹp trời, khi đang tìm kiếm thêm hiện vật cho bộ sưu tập gốm hoa văn ” dương xỉ “, tôi…choáng khi bắt gặp một chiếc gùa lớn, đường kính cỡ 20cm. Hoa văn ám họa cả trong và ngoài rất tinh xảo, tạo dáng rất cân đối, hài hòa, men ngọc trong vắt. Chỉ tiếc bị một vết xăm nhỏ. Nhưng không sao, vẫn là báu vật thời Phật giáo nhà Trần. Đêm về vẫn bật đèn mấy bận xăm xoi, suy luận xem vật dụng này dùng để làm gì mà kỳ công đến thế!
Điều đặc biệt là giữa lòng có một bông sen rất to và đẹp, xung quanh ám họa một vòng dây ” dương xỉ
“. Bên ngoài: phía dưới trang trí cánh sen vòng quanh chân đế, viền miệng họa tiết ” chữ công ” cách điệu!…Một món đồ đậm nét Phật giáo thời Trần!
Nếu là đồ đựng thức ăn thì chắc chỉ bậc vua quan mới xứng. Tham khảo anh bạn sành sỏi trong giới cổ vật, anh ngẫm một lúc rồi suy đoán: có thể đây là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng thời Trần…
Tìm đọc tư liệu liên quan đến lịch sử Phật giáo: “… Việc đầu tiên của đức Phật sau khi giác ngộ là thành lập Tăng đoàn gồm những đệ tử xuất gia theo Ngài. Những hiền nhân nay đây mai đó, từ bỏ tất cả để học Phật pháp và hoằng dương giáo lý giải thoát. Họ sống bằng cách đi khất thực và sở hữu của họ không có gì ngoài 3 chiếc áo cà sa và 1 chiếc bình bát. Danh từ KHẤT SỸ có từ đó. Khất sỹ là khất thực và khất pháp, tức là xin vật thực của người để nuôi thân và xin Pháp của Phật để tu hành nuôi TÂM!…”
Giờ thì tôi tin, cổ vật mà tôi tâm đắc lâu nay là một chiếc BÌNH BÁT của một vị cao tăng nhà Trần, khi văn hóa Phật giáo đang trên đỉnh thịnh hành…
Mời các bạn cho thêm ý kiến. Xin thỉnh giáo!
Nguồn: NST Nguyễn Dòng
HOA VĂN ÁM HỌA TRÊN GỐM*
Nghệ thuật tạo hoa văn ám họa trên gốm Việt có từ thời Lý và phổ biến hơn vào thời kỳ đầu và giữa Trần. Việc tạo hoa văn được thực hiện bằng khuôn ép. Sau khi tạo cốt, người thợ thay vì vẽ hoặc khắc lên thân gốm thì họ dùng một khuôn cũng bằng gốm có khắc hoa văn âm bản rồi ép vào cốt gốm, sau đó phủ men rồi đem nung. Độ dầy mỏng của lớp men tạo ra hiệu ứng, hiện ra những hoa văn, gọi là ám họa.
Đây là một dòng gốm khá phổ biến mà một nhà sưu tập dễ dàng bắt gặp. Đặc điểm của dòng gốm này là:
– Sản xuất hàng loạt, năng suất cao, nếu cùng khuôn thì gần như giống hệt.
– Vì sản xuất hàng loạt với số lượng lớn nên khi nung thường dùng con kê để xếp chồng lên nhau từ vài cho tới cả chục chiếc một chồng. Vì vậy trong lòng thường có vết con kê ( 3,4 hoặc 5 chấu ), hoặc ve lòng ( cạo một vòng tròn cho mất lớp men để khi đặt chồng lên và nung không bị dính men.
– Men phủ thường hơi loãng nên nhiều hiện vật bị đọng men dày dưới đáy hoặc loang men ở thành.
– Do lực ép không đều nên có những hiện vật hoa văn bị mờ, đứt hoặc mất hoa văn ở một vài chỗ…
Tuy được sản xuất hàng loạt nhưng trải qua 6-7 trăm năm, đến nay cũng thật hiếm khi chúng ta bắt gặp 2 hiện vật có cùng hoa văn ” y đúc “! Còn kiếm được chiếc khuôn ép có hoa văn trùng với hiện vật thì còn…khó hơn gấp bội!!!
Nguồn: NST Nguyễn Dòng