Seto, tọa lạc gần Nagoya, là một trong 6 lò cổ (Nihon Rokkoyo) của Nhật thời trung cổ. Lịch sử của nghề thủ công ở Seto đã có từ 1300 năm trước, lâu nhất trong bất kỳ khu vực nào ở Nhật Bản.
Archive | Tháng chín 2018
Christies: Đấu giá gốm sứ Trung Quốc ngày 04/10/2018
Ngày 04 tháng 10 năm 2018, Christies’s Hồng Kông sẽ tổ chức đấu giá hơn 200 lô gốm sứ cổ Trung Quốc tại sàn đấu giá Pavilion. Những lô gốm sứ này bao gồm bộ sưu tập đồ sứ thuộc thời kỳ Minh, Thanh; gốm men ngọc của lò Yaozhou (???) và Longquan (Long Tuyền); một số gối bằng gốm được trạm khắc tinh tế tại các lò khác; đồ văn phòng tứ bảo, con dấu. Điểm nổi bật nhất của đợt đấu giá này là một chiếc bình dáng tỏi, hoa sứ xanh trắng với chủ đề “Bất tử” và một chiếc bát sứ Ngũ thái (wucai) từ thời vua Wanli (Vạn Lịch, Nhà Minh, 1573-1619).
The Pavilion Sale – Chinese Ceramics and Works of Art
On 4 October, Christie’s will offer over 200 lots of Chinese ceramics and works of art in the Pavilion Sale, including a selection of Ming and Qing porcelain, a group of Yaozhou and Longquan celadon wares, a number of ceramic pillows from various kilns, together with a few nicely carved jades, exquisite glass wares, scholar’s objects and soapstone seals. Highlights of this sale are a rare blue and white ‘immortals’ garlic-mouth vase and a wucai bowl from the Wanli period.
Source: https://www.christies.com/salelanding/index.aspx?lid=1&intsaleid=27579&dt=209201872547&saletitle=&cid=em_emlcontent04144a478b-list-item-2_0&cid=dm223647&bid=149411606
VỀ CHIẾC MŨ XUÂN THU CỦA VUA GIA LONG
Trong các loại mũ miện của triều Nguyễn, chưa có loại mũ nào phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở nhiều tầng lớp trong xã hội như là mũ Xuân Thu. Trong đó có cả vua, quan, cho tới người nhạc công, tất nhiên là đã có quy định cụ thể bằng sự khác nhau về chất liệu cùng trang sức, số lượng trang sức ở trên mũ. Riêng về mũ của vua, quy định được ghi trong “Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ” như sau: “Mũ làm bằng sa nhiễu sắc đen, đính 1 hoa bạc, khảm 1 viên pha lê sáng…” Đây là mũ Lễ phục Xuân Thu, được vua sử dụng vào các dịp tế lễ, ngày kỵ.
Thế nhưng trong “Đại Nam thực lục” lại cho biết, thời vua Gia Long mũ Xuân Thu có ba loại, và khác với quy định nêu trên: 1/ bằng sa trắng, 2/ bằng sa thâm, 3/ bằng nhiễu thâm, ba loại này được sử dụng cho các tế lễ khác nhau (1).
mũ Xuân Thu của vua Gia Long Continue reading
KHÁT VỌNG TRÊN MŨ CỦA HOÀNG TỘC TRIỀU NGUYỄN
Như tôi đã đăng lời cảm ơn đến lãnh đạo BTLSQG, đã tạo điều kiện cho tôi được tiếp cận nghiên cứu chiếc mũ Kim Quan của Hoàng tử triều Nguyễn.
CHẲNG CHỖ NÀO MÀ TINH THẦN CỔ NHÂN KHÔNG Y NGỤ Ở ĐÓ (1)
Tựa đề trên là lời của học giả Phan Huy Chú khi nói về Lễ trong “Lịch triều hiến chương loại chí”. Tôi muốn mượn lời này để nói về cổ vật, mà cổ vật lại là một trong thứ của Lễ. Tiêu điểm ở đây là chiếc mũ Kim Quan đang được lưu giữ tại BTLSQG.
TÍNH BIỂU TƯỢNG THIÊN TỬ CỦA MŨ VUA TRIỀU NGUYỄN
Nhân việc trả lời tin nhắn của nhà báo Son Kieu Mai hỏi: “Vua có khi nào đội mũ cánh chuồn như thế này không? Anh bình cho em ít dòng”.
MƯỜI NĂM – CHÍN MŨ – MỘT GIẤY KHEN
Có tích mới có tuồng: Trước khi làm công việc phục dựng mũ miện, tui là người trong nghề kim hoàn và là nhà sưu tập cổ vật chuyên về kim loại quý. Đã có một số công trình nghiên cứu được in thành sách : “Cổ vật Champa”, 1996. “Cổ vật huyền bí”, 2006. “Nghề kim hoàn của Champa” (đăng trong Hội thảo quốc tế “Một thế kỷ Khảo cổ học Việt Nam”, 2005). “Nghề kim hoàn ở Việt Nam qua tài liệu Khảo cổ học và Lịch sử”, đăng trong “Hồi sinh – Câu chuyện phục hồi bốn mũ vua triều Nguyễn”.
Năm 2008, một bước ngoặt trong nghề chơi cổ vật của tui là phục dựng mũ miện, bắt đầu là 1 mũ vàng của Hoàng tộc Champa, thế kỷ 7 (chiếc mũ này của một ST tư nhân). Tiếp theo là 4 mũ vua triều Nguyễn (1 miện Tế Giao, 3 mũ Cửu Long Thông Thiên), tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, và năm 2011 đã cùng với TS Phạm Quốc Quân cho xuất bản cuốn “Hồi sinh – Câu chuyện phục hồi bốn mũ vua triều Nguyễn”.
Miện Tế Giao Continue reading
Ngỡ ngàng trước bộ sưu tập cổ vật gốm Lý – Trần – Lê tại Bảo tàng Đồng Tháp!
Đặc thù của các Bảo tàng miền Tây Nam bộ là trưng bày các hiện vật thuộc Văn hóa Óc Eo. Bảo tàng Đồng Tháp cũng vậy. Tuy nhiên, tại Bảo tàng Đồng Tháp còn có 02 tủ trưng bày cổ vật gốm Lý – Trần – Lê rất đẹp.
Mời các bạn cùng xem!
Bà chủ gia tài cổ vật Việt Nam ở Pháp
Đọc tạp bút năm 1994 của ông Vương Hồng Sển, tôi thấy những dòng đầy nuối tiếc: “(…) tiễn khách ra về rồi tôi ăn năn không kịp… (…) thiếu nữ này là nhân viên đặc cách (chargée de mission) của viện bảo tàng trứ danh Musée Guimet ở Paris của Pháp… (…) và tôi nói hối hận vì không được tiếp xúc lâu với thiếu nữ này để học mới thêm chút ít về chuyên môn khảo cứu…”. Mãi đầu tháng 1 năm 2014 tôi mới bất ngờ biết được người con gái làm già Vương ăn năn, tiếc nuối ấy chính là chị Loan de Fontbrune – người đang ngồi trò chuyện với mình.