Archive | Tháng bảy 2018

CHUYỆN LÀNG GỐM (11)

Nền trời cứ như dang rộng ra , xa mờ ! Thôn , làng ẩn hiện sau những rặng tre lúp xúp vài mái rạ như ẩn trốn . Thật khéo ,hàng gạo như sắp hàng cao vút khoe mầu hoa đỏ tôn đẹp thêm ngôi chùa có tường bao và ngọn tháp như đang chọc vào vầng mặt trời sắp lặn . Trên cao một con sơn ca cứ bay vút lên rồi hụp mình thả rơi rồi lại vút lên, hót mãi giai điệu của ngày xuân . Những đàn chim về tổ soải cánh trong ráng vàng của buổi chiều tà , trong gió hương lúa đang thì con gái thơm ngọt ngào ! Chàng Vương thấy lòng mình tan nát , nỗi buồn khiến cho chàng phải hít thật sâu như người nghẹt thở !  Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (12)

Gió chạy dài trên mặt sông , tiếng sóng và tiếng mái chèo vỗ sóng oàng oạng . Con thuyền lướt đi trong không gian thấm đẫm hương hoa xoan . Tiếng than vãn của người giáp thủ nghe như tiếng lầu bầu :
– Sao ta lại có thể lại khờ thế được cơ chứ ! Rõ ràng lũ chim nhớn nhác ở đám cây có cái quân vô lại ấy rình rập ! Mình ngu thật lúc nào trung sỹ cũng nhắc quan sát và suy đoán may mà chúng không trang bị cung tên …  Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (13)

Bài tập đầu tiên trong quân ngũ của chàng là bài né đòn . Giáp thủ cho đóng hai cái cọc cao bằng đầu người , dây chăng cao ngang vai . Mỗi giáp hai dây , lính đứng tấn chéo bên . Giáp thủ hô tả , lính thụp người xuống né về bên tả , giáp thủ hô hữu lính lại thụp người né về bên hữu .  Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (14)

Là vùng đầm lầy sông nước việc đi lại từ thời cổ vẫn là thuyền bè , thậm chí người ta còn kết bè rồi làm nhà trên đó , những con thuyền nhỏ có , to có , nguyên cả một cây gỗ khoét – thuyền độc mộc bị vùi lấp trong lòng đất đã nói lên điều đó . Có bộ lạc , bộ tộc , có tù trưởng , có tộc trưởng . Sự bành trướng về đất đai , tham vọng về quyền hành , của cải vật chất làm con người tối mắt . Sự giao thương lúc đầu là đổi trác , sau là mua bán . Thế là có vua , có chúa , có binh lính , có kẻ phu phen tạp dịch . Có mua thì có bán , có cầu thì phải có cung . Sản vật làm ra đã sản sinh ra lớp thương hồ , những người buôn , những nhà bán lẻ …. những nẻo đường trên sông ,trên bộ dần mở ra để phục vụ tham vọng và mục đích cũng như thành những nghề mưu sinh của mọi tầng lớp xã hội . Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (15)

Ký ức xưa lại hiện về , dòng sông lờ lững và con đò cũng lờ lững . Nắng phản chiếu qua làn sóng nước hắt lên mầu má , bờ vai căng tròn , bộ ngực căng đầy , làn da bánh mật , cái nhìn hút hồn làm chàng trai mới lớn xao động ! Nàng dứt khoát không nhận khoản tiền bá chàng đưa thêm. Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (16)

Không hiểu quãng sông này hay quãng dưới kia thời Trần , Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật chạy giặc trên sông phát hiện cuối sông có phục kích qua lối truy kích của địch đã bỏ thuyền lên bộ thoát một cách ngoạn mục , để lại một bài học sâu sắc trong binh thư ! Continue reading

CHUYỆN LÀNG GỐM (17)

Càng vào hè càng bức , các bài tập càng dầy thêm : đánh , đỡ , đâm chém ,chống quân kỵ , xáp trận . Trung sỹ Hoắc có cái tật : coi lính như con , thương lính hơn vợ . Thật dễ hiểu bởi lính là cơm no, là áo ấm , là thoát khỏi đói nghèo , là thăng quan tiến chức , là niềm kiêu hãnh với bằng hữu nơi quê nhà . Lính không được phép đói , lính không được phép gầy ốm , lính qua tay ta đào luyện phải tinh thông binh nghiệp .
Phép vượt hào , hào càng ngày càng sâu càng rộng ra . Nào chạy lấy đà nhún người nhẩy , chú ý dưới hào cắm chông , không qua được chỉ có lòi ruột …,

Continue reading

Tượng thần Ganesha

Truyền thuyết của thần thoại cổ đại Ấn Độ kể về sự ra đời của thần Ganesha có đầu voi, mình người, là vị thần mang lại hạnh phúc và may mắn: Ganesha là con trai vị thần Shiva (thần hủy diệt), Parvati vợ của thần Shiva muốn có một đứa con để hôn khắp mặt nó, khi nói điều đó, thần Shiva kéo áo của nàng Parvati và dùng thứ vải áo của nàng để tạo ra một đứa con rồi nói: “Này Parvati, hãy nhận con của nàng và hôn nó tùy thích”. Khi mảnh vải có hình thù đứa bé chạm phải ngực của nữ thần, đứa bé trở nên sinh động, càng lúc đứa bé càng trở nên nhanh nhẹn và cựa quậy nhiều hơn. Khi đó nàng dùng hai cánh hoa sen đang cầm trên tay để ve vuốt đứa bé. Trong khi bú sữa, khuôn mặt hoa sen của bé nở một nụ cười, bé hướng mắt nhìn mặt mẹ và nàng hôn khắp mặt đứa bé.

Continue reading

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y

Di tích lịch sử khảo cổ học Hắc Y thuộc xã Tân Lĩnh, huyện Lục Yên có diện tích là 49.050 m2 được công nhận là di tích cấp quốc gia theo quyết định số 38/2001/QĐ – BVHTT ngày 12/7/2001.

Continue reading

PGS-TS Trình Năng Chung: Tôi và nghề khảo cổ đã chọn nhau

Thuở còn sinh viên, PGS-TS Trình Năng Chung đã chọn nghề khảo cổ vì những lý do rất bản năng, với ước vọng được đi tới nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ.

Cùng với ước vọng ấy được nhân lên từ sức hấp dẫn của những kiến thức khảo cổ qua các bài giảng của cố GS Trần Quốc Vượng và GS Hà Văn Tấn, sau gần 40 năm gắn bó với nghề khảo cổ, thực hiện hàng trăm chuyến đi điền dã, khai quật, ông nghiệm ra rằng “tôi đã chọn nghề và nghề cũng đã chọn tôi. Mối cơ duyên đó ngày càng bền chặt bởi sự gắn kết từ hai chiều ngày càng sâu nặng”. Continue reading