Archive | Tháng tư 2018

Bảo tàng tỉnh Cao Bằng

Bảo tàng tỉnh đã tham mưu hoàn thành Hồ sơ đề nghị xếp hạng Di tích Quốc gia đặc biệt các địa điểm di tích lịch sử Chiến thắng Biên giới 1950, huyện Thạch An; phối hợp với UBND xã Vĩnh Quang (Thành phố) tổ chức phục dựng Lễ hội Đền Kỳ Sầm. Trình UBND tỉnh ban hành Quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh Đền thờ Trần Hưng Đạo, Thị trấn huyện Quảng Uyên; trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch kiểm kê trống đồng trên địa bàn sinh sống của người Lô Lô; Kế hoạch khảo sát địa chất khu vực hang động thuộc địa phận huyện Thạch An.

Continue reading

Bảo tàng tỉnh Cà Mau

Bảo tàng tỉnh là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, có chức năng nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, trưng bày tài liệu, hiện vật và phát huy giá trị di sản văn hoá trên địa bàn tỉnh Cà Mau. Bảo tàng tỉnh chịu sự chỉ đạo, quản lý toàn diện và trực tiếp của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về tổ chức, biên chế và hoạt động; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn về công tác nghiệp vụ của Cục Di sản Văn hóa. Bảo tàng tỉnh có tư cách pháp nhân, con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.

Continue reading

Bảo tàng Bình Thuận

Ngày 10 tháng 6 năm 1998, UBND tỉnh Bình Thuận đã ra quyết định số 29/1998/QĐ/CTUBBT về việc thành lập Bảo tàng tỉnh Bình Thuận.

Bảo tàng Bình Thuận là cơ quan nghiên cứu khoa học và giáo dục phổ biến kiến thức khoa học của địa phương, nhằm nâng cao giá trị văn hóa, lòng yêu quê hương đất nước và tự hào dân tộc là nơi gìn giữ, bảo quản và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể của tỉnh Bình Thuận. Nghiên cứu và gìn giữ các giá trị di sản văn hóa, truyền thống, đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân tỉnh nhà từ thời tiền sử cho đến ngày nay.

Continue reading

Bí mật gốm cổ Gò Sành

Khi di chỉ Gò Sành (An Nhơn Bình Định Việt Nam) được khai quật. Một bí mật bị chôn vùi gần 500 năm đã hé ra.

Gò Sành hay còn được gọi là Lò Bát là tên của một xóm thuộc thôn Phụ Quang (Nhơn Hòa An Nhơn Bình Định) cách thành phố Quy Nhơn chừng 30km về hướng Tây Bắc. Khoảng năm 1971-1972 dân Gò Sành khi cải tạo đất để sản xuất đột nhiên phát hiện hàng loạt chén dĩa ché rượu cổ….Rất nhiều hiện vật còn nguyên vẹn khá đẹp. Phát hiện này làm cả vùng Gò Sành như phát sốt. Các nhà sưu tầm cổ vật dân buôn đồ cổ lập tức ùa đến. Đáng tiếc là do chiến tranh hãy còn ác liệt nên lúc đó các nhà nghiên cứu chưa thể xem xét thực địa và tổ chức khai quật để nghiên cứu chi tiết hơn. Continue reading

LÒ GỒM CỔ GÒ SÀNH

Gò Sành hay xóm Sành là tên gọi của một xóm nhỏ thuộc thôn Phụ Quang, phường Nhơn Hòa, thị xã An Nhơn. Từ lâu, làng quê này đã trở thành điểm tham quan tìm hiểu của giới nghiên cứu gốm cổ trong nước và quốc tế. Nằm cạnh quốc lộ nối liền Quy Nhơn với Tây Nguyên, vị trí Gò Sành rất thuận lợi cho những ai có dự định đến thăm.

Người dân Phụ Quang kể rằng, trong khi đào đất xây dựng hoặc canh tác họ thường gặp những vùng đất ken dày những mảnh gốm sứ với nhiều loại hình như bát, đĩa, cốc còn nguyên vẹn. Họ không biết những sản phẩm ấy đã vùi lấp từ bao giờ và ai là chủ nhân của chúng, nhưng họ đoán chắc đó là những cổ vật.

Image Continue reading

Gốm Gò Sành – “Ngôi sao” sớm lụi tàn

Gốm Gò Sành là một “ngôi sao” rực sáng trên bầu trời khu vực lúc đương thời và lụi tàn nhanh chóng chỉ sau hơn một thế kỷ tồn tại, để lại biết bao lời giải thích mà vẫn không mấy thỏa mãn với người hậu thế.

Gò Sành là một loại gốm được sản xuất ở vùng đất thuộc thôn Phú Quang, xã Nhơn Hòa, cách huyện lỵ An Nhơn, tỉnh Bình Định 7km về hướng Tây – Nam, sát với Sông Côn.

Cho đến nay, gốm Gò Sành đã trải qua 4 lần khảo cổ học, vào những năm 1991, 1992, 1993 và 1994, chưa kể những cuộc điều tra điền dã không chính thức vào giữa thập kỷ 70 và những năm đầu thế kỷ 21.

Những cuộc nghiên cứu này cho hay, đây là một trung tâm sản xuất gốm rộng lớn, khoảng 30 ha, với nhiều gò thấp – loại địa hình khá thuận lợi cho việc tạo dựng lò nung gốm. Lò nung ở đây đều là lò ống có một bầu nung, cho dù chất liệu và kỹ thuật xây cất có nhiều khác biệt đáng kể giữa các lò.

Hiện vật gốm Gò Sành trưng bày trong bảo tàng. Ảnh: internet

Continue reading

Vẻ đẹp gốm Cây Mai

Trong dòng gốm Sài Gòn xưa, gốm Cây Mai nổi lên như một hiện tượng của Sài Gòn – Chợ Lớn xứ Nam kỳ những năm cuối thế kỷ 19. Đây là một dòng gốm mỹ thuật do các nghệ nhân người Hoa của Chợ Lớn chế tạo.

Tên gọi gốm Cây Mai trong xóm Lò Gốm bắt nguồn từ địa danh Đồn Cây Mai (nay là góc đường Hùng Vương – Nguyễn Thị Nhỏ), một trong nhiều khu lò của gốm Sài Gòn xưa chuyên sản xuất từ các vật dụng sinh hoạt đến các sản phẩm phục vụ nhu cầu trang trí.

3 Continue reading

Tìm hiểu về gốm Cây Mai

Quá trình khai phá vùng đất mới Nam Bộ từ thế kỷ XVII cho đến ngày nay cũng là quá trình hình thành một loại gốm mới ở miềm Đông Nam bộ, khác với vùng gốm Bắc bộ (gốm Chu Đậu, Bát Tràng…) và Trung bộ (Gò Sành…).
Vùng phân bố của loại gốm này hiện nay nằm trong địa bàn của Thành phố Hồ Chí Minh và hai tỉnh lân cận là Đồng Nai và Bình Dương. Căn cứ vào mối liên hệ cội nguồn và quá trình phát triển của gốm ở khu vực miền Đông Nam bộ, một số nhà nghiên cứư gọi chung loại gốm sản xuất ở đây từ đầu thế kỷ XX trở về trước là gốm Sài Gòn, gồm có sản phẩm của “xóm lò gốm Sài Gòn xưa”, gốm Biên Hòa và gốm Lái Thiêu.
Tìm hiểu về Gốm Cây Mai (1)

Continue reading

Gốm Nam bộ – hồn xưa còn đọng

Rất nhiều món đồ “độc” của gốm Cây Mai, gốm Sài Gòn, gốm Biên Hòa, gốm Lái Thiêu đã theo chân chủ nhân của chúng – những nhà sưu tầm lâu năm chuyên dòng gốm Nam bộ – về Bình Quới (TP.HCM) trong một cuộc hội ngộ hiếm hoi mới đây.

aFaak5eC.jpg

Sau nhiều năm “ẩn dật”, cuộc tái xuất của gốm cổ Nam bộ (từ các sưu tập tư nhân)

thu hút rất đông người thưởng ngoạn – Ảnh: Như Hà Continue reading