Chiều bàng bạc loang loáng của dải nắng cuối ngày cũng vội vàng tắt, không thấy cả bóng dáng của ánh hoàng hôn.. mà ngọn đèn đường thì vẫn chưa kịp sáng. Cái giao thức về chiều mà mấy bữa nay Hạ còn chưa muốn đi, Đông thì chưa kịp đến, Thu vẫn còn đủng đỉnh thả mùa xuống đường.. làm trời đất cứ nhá nhem như đứa trẻ mải chơi đến giờ ăn tối mà vẫn chưa chịu về, khiến cánh Nhà đèn cũng từ ấy mà bối rối mặc định bật tắt cho cái thời khắc “Phố lên đèn”
Archive | Tháng hai 2018
Đông về sáng nay..
Bầu trời như sắp đổ sập xuống phố.. mang theo những đám mây đen bao phủ cả một vùng nhìn xa.. cái cảm giác sởn da gà chạy qua sau gáy khi các đợt gió mạnh dần lên.. cuốn theo bụi trắng và vô số cỏ rác. Trước mắt là một vệt loang loáng mỡ gà của bầu trời chiếu vào những tấm kính lớn của tòa nhà cao tầng phía trước làm mắt cũng được nhuộm một mầu vàng óng.. ở đó có hình những đám mây di chuyển bất thường ngang qua tấm gương khiến nó giống một chiếc màn hình lớn cực đại diễn tả chân thực quang cảnh một cơn mưa lớn sắp đổ sập xuống nơi đây..
Hà nội một ngày cuối thu..
À mà là một ngày đầu Đông thì đúng hơn, vì mới sáng sớm ngoài đường họ đã mặc những chiếc áo rất dày để chống lại cái rét đầu mùa nhưng lại mang hương vị của cơn gió cuối thu. Từng đọt từng đọt phù phù thổi.. khiến hàng sấu ven đường cứ rì rào rì rào như thể cái siết tay trong tay của đôi nam nữ đang yêu sải bước chân vội vã.. lúc thì mơn man khẽ đùa vào tóc như đã quen biết từ rất lâu, khi thì như giận dữ thốc tháo thổi.. khiến cây cối cứ ngả nghiêng không ngừng..
Khu Gia Đình
Căn nhà thuộc dãy nhà cuối cùng khu gia đình nơi xưa kia rộng chừng hơn hai chục mét vuông nhưng luôn đầy ắp tiếng cười và người vào ra.. đó là một “Thư viện” nhỏ do một gia đình nhà báo quân đội, họ đã nhường cái phòng khách nhỏ để sách và truyện cho thanh thiếu niên chúng tôi dùng làm thư viện của khu tập thể..
HOA XUÂN CA
Trời lẩm nhẩm mưa, lẩm nhẩm lạnh từ chiều cho đến đêm, mà khéo đến mai còn chưa tạnh! Anh ngồi thu lu một mình trên chiếc ghế dài, giật mình nghe tiếng côn đồng hồ khô khốc điểm, trong sự cô đơn tĩnh lặng của loài người, báo hiệu vừa hết canh ba. Cái lưng cũng lẩm nhẩm đau, lẩm nhẩm nhức sau một ngày dọn dẹp nhà cửa để đón năm mới. Phải chăng mùa xuân này là khởi đầu cho một mùa xuân của sự “trưởng thành”, khiến tâm hồn đứa trẻ trong anh cũng dần biến mất..
ĐÊM NẰM MƠ PHỐ
Vậy là ông Táo đã về trời được năm ngày rồi mà dân tình dưới trần thì vẫn ngược xuôi xuôi ngược, bộn bề toan tính.. Nhẩm đi nhẩm lại thì chỉ còn đúng ba hôm nữa là tết, mà đã tết rồi thì chỉ có nước “tẹt ga”, tẹt ga chơi, tẹt ga ăn uống tưng bừng. Mà không!, đúng ra là tết bây giờ thì cứ nói vậy cho nó hoài niệm, chứ giờ ngày thường dân ta thích tết là có ngay tết, thích ăn uống tổ chức linh đình là có linh đình., nên giờ cái cánh ăn mày dĩ vãng, hồn ở muôn năm cũ.. có lẽ vẫn cứ mong ước một cái tết xưa, tết của ngày xưa, tết của cái thời mà không cần cho thêm bất cứ thứ gia vị nào nữa.!
Tôi kể bạn nghe về cái mùa xuân ấy.. từ xa xưa, hình như lâu lắm, nhớ nhớ quên quên, chạnh lòng chắc ẩn khi cứ mỗi độ tết đến xuân về.. như một sự tri ân để bù đắp tinh thần cho những ngày toan tính chạy đua thời cuộc ngoài kia..
Trà Di Lặc
Đa số đều biết ông Di Lặc.
Nếu còn chưa biết, thì hễ gặp tượng ông nào đang ngồi, chân co chân xếp bằng, bụng bự rốn sâu, tướng mạo phương phi, tay cầm xâu chuỗi đặt trên đầu gối…
Lại nhìn thấy tai dài, trán rộng, mắt phụng mày ngài, mũi lân, miệng rộng cười hoan hỉ…
Thì ông đó chính là Phật Di Lặc.
DUYÊN!
Sở hữu được một món đồ mà mình yêu thích là cơ duyên.
Tôi có may mắn, từ lâu, đã sở hữu được một chiếc bình men ngọc (celadon) dáng bí vẽ thạch – cúc – hồ điệp.
Rồi một lần tình cờ phát hiện ra còn một chiếc như thế nhưng vẽ đối với với chiếc bình của mình, cho dù nó có khác màu men.
Theo đuổi gần hai năm ròng, người chủ – một nhà sưu tầm lớn – đã động lòng mà nhượng cho tôi để hai chiếc được tương hợp.
GÓC NHÌN: LỄ TIỄN
Ngày xưa, Cá Chép vượt vũ môn hoá Rồng.
Ngày xửa ngày xưa, Cá Chép ve vãn chị Hằng Cung Quảng rơi nơi thuỷ tộc.
Chắc các cụ Chép ấy đều to lớn, quý hiếm và thuộc dòng gia thế, quyền quý.
‘Khúc Xuân’
Một hiện vật gốm Việt hai ngàn năm, chân xoè điệu đà, dáng dấp hiện đại với sự chuẩn mực về ni tấc, kích thước…
Cái hồn sâu lắng cùng những đường cong co thắt, mềm mại của món đồ sâu tuổi làm cho người hiếu cổ một lần nhìn thấy là chân không thể bước đi…😅😅
Thêm một nguyệt cầm, một ấm tử sa và chung nhỏ… Gộp lại thật như hạt bụi giữa bầu trời cổ ngoạn mênh mông. Nhưng biết hài lòng, cũng đủ tấu nên những khúc Xuân yêu thương…