Archive | Tháng Một 2018

CẢM NHẬN VÀ THƯỞNG THỨC CÁI ĐẸP

Nhận định: “cái đẹp không ở đôi má hồng của người thiếu nữ mà trong con mắt của kẻ si tình” từ lâu đã phổ biến và trở thành “danh ngôn” tâm đắc của nhiều người khi bàn về vẻ đẹp thế gian…

Thực tế, yếu tố chủ quan đã góp phần chi phối đáng kể trong cảm nhận và thưởng thức cái đẹp. Sự yêu ghét, sợ hãi, yếu tố dân tộc, quốc gia, địa vị xã hội, môi trường sống, giá trị và giá cả (đối với sự vật, đồ vật bao gồm cả các tác phẩm nghệ thuật) cùng các định kiến khác…luôn là rào cản làm cho mỗi người gặp khó khăn trong việc “rũ bỏ màn đêm”, tận hưởng ánh sáng huy hoàng mà đón nhận vẻ đẹp khách quan hiện hữu… Continue reading

MÂY TRÊN GỐM CHU ĐẬU !

Trong các dòng gốm Việt, gốm Chu Đậu nổi lên như là dòng gốm có kỹ thuật trang trí men lam dưới men vô cùng phong phú và đặc sắc. Đó là kết quả lao động, sáng tạo của những người thợ/ nghệ sĩ gốm tài hoa trên cơ sở sự kế thừa tinh hoa các dòng gốm trước đó và nhu cầu thị trường đương thời…

Continue reading

“Sắc giới!”

Người chơi đến với cổ vật cùng các tác phẩm nghệ thuật nói chung, thông thường, hoặc là có truyền thống gia đình, hoặc một ngày kia, bất chợt nhận ra những dấu ấn văn hóa của các nền văn minh;…nét đẹp thời gian ẩn hiện đâu đó trên mỗi món đồ xưa, cổ…hay là từ những nét cọ phảng phất tài hoa cùng bao nỗi niềm nhân thế…
Dần dần, người chơi cảm nhận thú vui này thoả mãn thêm được nhiều nhu cầu khác…

Continue reading

RỒNG trong gốm Việt!

Trong tâm thức người Việt, rồng là biểu tượng linh thiêng và quyền lực song lại rất gần gũi với đời sống con người. Rồng có vị trí đặc biệt trong đời sống văn hóa, chính trị và tinh thần của người Việt Nam. Trước hết, rồng là biểu tượng thiêng liêng gắn với nguồn gốc “con rồng, cháu tiên” của dân tộc Việt Nam. Continue reading

Gốm Chu Đậu – “mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông”!

Những nét vẽ như rồng bay phượng múa. Những hoa văn tạo dáng đứng sơn Hà . Gốm Chu Đậu hiện được lưu giữ tại 46 bảo tàng trên thế giới, được xuất khẩu đi nhiều quốc gia.

Continue reading

Gốm men Ngọc!

Sau chiến thắng chống quân xâm lược phương Bắc , những người thợ gốm thời Lý Trần được cổ vũ bởi tinh thần dân tộc đã đưa kỹ thuật cũng như nghệ thuật sản xuất gốm lên một tầng cao mới mà tiêu biểu là đồ gốm men Ngọc và đồ gốm Hoa nâu !

Continue reading

GỐM THÁI LAN *

Trong mảng gốm sứ quốc tế, tôi có sưu tập hơn 30 món gốm Thái. Hôm nay, dọn nhà đón Tết, thấy các món đồ Thái để lung tung, bụi phủ kín, tôi lau chùi, sắp xếp lại. Tiện thể chụp mấy tấm ảnh giới thiệu với các bạn một số dòng gốm của nước bạn láng giềng.

Continue reading

GỐM NHẬT!*

Trước thế kỷ 17 nghề gốm sứ Nhật Bản không phát triển, đồ sành là phổ biến. Người Nhật phải nhập đồ gốm từ các nước lân cận, trong đó có VN. Chỉ đến khi một tù binh tên Ri Sapei-một thợ gốm người Triều Tiên bị bắt làm tù binh trong chiến tranh Nhật-Triều ( 1592-1598 ) phát hiện mỏ cao lanh quý tại Izumiyama vùng ARITA. Từ đó kỹ nghệ gốm sứ NB mới phát triển mạnh cho tới nay.

Continue reading