Lịch sử Phật Giáo cho thấy Đại Việt thuộc nhánh Bắc Tông ( Đại Thừa ) gồm các khu vực phía bắc như Nepal, Tây Tạng, Trung Hoa, Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bản, Chăm Pa… Còn nhánh Nam Tông ( Tiểu Thừa ) gồm Sri-Lanka, Miến Điện, Lào, Thái Lan, Khmer. Người tu hành phái Bắc Tông mặc áo màu nâu, tự làm ăn, còn người tu hành phái Nam Tông mặc áo màu vàng và sáng ngày đi khất thực. Vị trí địa lý Đại Việt nằm lọt giữa vùng lãnh thổ thuộc cả hai trường phái nên ảnh hưởng và giao thoa văn hoá cũng là nhẽ đương nhiên.
Archive | 2 Tháng Một, 2018
GIAO THOA GỐM VIỆT 1*
Giao thoa văn hoá là hiện tượng xã hội rất bình thường từ cổ chí kim, kể cả trong giai đoạn lịch sử nước Đại Việt có nền độc lập rất cao. Gốm men nâu cũng có mảng ảnh hưởng của gốm Trung Hoa và Chăm Pa. Một số hiện vật gốm men nâu với hoa văn da báo, chân chim, lông thú, khắc vạch…và mảng gốm Tống, Nguyên có nhiều điểm khá tương đồng.
NỀN NÂU-HOA TRẮNG!
Đây là loại gốm thuộc dòng Hoa Nâu Lý Trần, nhưng chiếm tỷ lệ chưa tới 1/1000 trong dòng này. Vì thế rất quý, hiếm.
MEN NÂU
Ngoài gốm nâu độc sắc, gốm HOA NÂU là dòng gốm độc đáo, khác lạ nhất của gốm cổ LÝ TRẦN. Dạng phổ biến nhất là gốm nền trắng, hoa nâu.
GỐM LÝ TRẦN*
Gốm thời Lý – Trần, đặc biệt là gốm hoa nâu được các học giả trong và ngoài nước đánh giá là dòng gốm rất riêng biệt của Việt Nam. Nó rất khác biệt, rất độc đáo so với các dòng gốm khác cùng thời của ngoại bang. Chính vì vậy nhiều cao thủ trong giới sưu tập, giới họa sỹ VN, các bộ sưu tập nổi tiếng trong và ngoài nước, các bảo tàng lớn…không thể thiếu dòng gốm độc đáo, rất Việt Nam này!