LỄ: là phép tắc phải tuân thủ khi thờ cúng tổ tiên, quỷ thần, hoặc giao tế trong xã hội.
BÁI: là sự cung kính biểu hiện ở thân tướng trước những bậc hiền đức mà mình tôn kính.
LỄ BÁI là một đạo nghĩa nhằm tiêu biểu cho sỹ chí tôn kính, để tỏ lòng tri ân và báo ân, ngõ hầu trở thành một con người hữu ích trong xã hội, để làm tròn bổn phận của con cháu tông môn và để xứng đáng là đệ tử của các bậc thánh Đức. Lễ bái còn là một phương pháp tu dưỡng để diệt trừ lòng ngã mãn, những phiền não, nghiệp chướng,…
Archive | Tháng Một 2018
TRỐNG ĐỒNG VIỆT NAM
Trống đồng là một loại sản phẩm sáng tạo độc đáo, đặc sắc, tiêu biểu của nền văn minh thời cổ – trung đại của nước ta. Năm 1902, trong công trình nghiên cứu “Những trống kim khí ở Đông Nam Á”, học giả người Áo F.Heger, trên cơ sở nghiên cứu 165 chiếc trống đồng lưu giữ tại nhiều bảo tàng trên thế giới lúc bấy giờ, đã phân chia ra thành 4 loại chính: Loại I, loại II, loại III, loại IV và 3 dạng trống trung gian (giữa loại I và loại II, giữa loại I và loại IV, giữa loại II và loại IV). Cho đến nay, phần lớn các học giả nước ta và các nước khác, về cơ bản, đều chấp nhận cách phân loại này. Continue reading
NGẪU HỨNG GỐM VIỆT*
Có lẽ sự ngẫu hứng trong tạo tác là nét độc đáo nhất của gốm Việt cổ, tạo nên sức hút mạnh mẽ về giá trị nghệ thuật và cảm hứng thưởng ngoạn với đủ cung bậc cảm xúc.
CỔ VẬT VIỆT Ở NƯỚC NGOÀI
Năm 1997, một bảo tàng ở Nhật Bản đã tổ chức cuộc triển lãm lưu động với chủ đề Những chiếc đĩa lớn tại ba thành phố Osaka, Masuda và Tokyo, giới thiệu những chiếc đĩa bằng gốm sứ có kích thước lớn của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Tôi đến xem triển lãm và được chiêm ngưỡng 3 chiếc đĩa gốm Chu Đậu kích thước lớn, vẽ men tam thái cực kỳ hoàn hảo đến từ Bảo tàng Machida, nằm ở ngoại ô Tokyo.
Kỳ 1: NHỮNG BỘ SƯU TẬP QUÝ HIẾM
- Sưu tập gốm Việt ở Nhật Bản
Năm 1997, một bảo tàng ở Nhật Bản đã tổ chức cuộc triển lãm lưu động với chủ đề Những chiếc đĩa lớn tại ba thành phố Osaka, Masuda và Tokyo, giới thiệu những chiếc đĩa bằng gốm sứ có kích thước lớn của Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và Việt Nam. Tôi đến xem triển lãm và được chiêm ngưỡng 3 chiếc đĩa gốm Chu Đậu kích thước lớn, vẽ men tam thái cực kỳ hoàn hảo đến từ Bảo tàng Machida, nằm ở ngoại ô Tokyo.
Đĩa gốm Chu Đậu, trang trí kỳ lân, thế kỷ XV-XVI. Bảo tàng thành phố Machida Continue reading
Bát men ngọc thời Trần
Bát men ngọc thời Trần dáng chuông, trôn nhỏ, miệng cánh bèo, ám hoạ lòng bát, lành 95% men bóng khoẻ như mới kích thước cao 8cm, miệng 16.5cm tình trạng lành 98% lòng bát dính lò chút.
Continue reading
Bảo tàng Thái Nguyên
Bảo Tàng Thái Nguyên được thành lập theo quyết định số: 224/ QĐ-UBND, ngày 23/12/1991 của UBND tỉnh Bắc Thái, về việc thành lập Bảo tàng Bắc Thái.
Năm 1997, tách tỉnh Bắc Thái thành 2 tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn, Bảo tàng Bắc Thái mang tên Bảo tàng Thái Nguyên. Từ đó đến nay, Bảo tàng Thái Nguyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ là Bảo tàng khảo cứu địa phương.
Bảo tàng Lạng Sơn
Bảo tàng tỉnh Lạng Sơn tọa lạc trên một khu đất rộng gần 3.000 m2, nằm ở số 2 đường Hùng Vương, phường Chi Lăng, thành phố Lạng Sơn.
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa
Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa; được thành lập theo Quyết định số 1291-TC/UBND, ngày 10/12/1983 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá. Kiến trúc của Bảo tàng gồm 3 tòa nhà kiên cố được xây dựng từ thời Pháp thuộc. Đây không chỉ là nơi hội tụ các Di sản văn hóa, lịch sử đặc sắc của xứ Thanh, mà còn là điểm đến hấp dẫn cho du khách tham quan trong nước và quốc tế.
Bảo tàng Hưng Yên
Nhà trưng bày của Bảo tàng tỉnh Hưng Yên rộng 300 m2 chia thành 03 gian và được trưng bày theo hình thức biên niên. Hiện vật trưng bày bao gồm: 180 hình ảnh, 370 hiện vật gốc và 23 tài liệu khoa học phụ.