Archive | Tháng mười hai 2017

NGƯỜI VIỆT VÀ NHỮNG CON SỐ*

Người Việt mình có gene toán học. Từ Trạng Lường Lương Thế Vinh ngày xưa, cho đến những cái tên như Lê Văn Thiêm, Hoàng Tuỵ, Đặng Vũ Minh, Phan Đình Diệu, Hoàng Xuân Sính…sau này, và gần đây là giáo sư Ngô Bảo Châu và rất nhiều quán quân Olimpic toán học quốc tế…Thế hệ chúng tôi, khi du học bên Tây, luôn làm các thầy cô và bạn bè quốc tế ngạc nhiên về khả năng toán học!…

Continue reading

GIỎ CUA 2 – LUẬN VỀ GỐM XƯA*

Trong những hiện vật gốm thời Trần, ta gặp không ít motip GIỎ CUA. Đó là cách gọi quen thuộc dựa vào hình dáng bên ngoài. Điều đặc biệt, không phải là cái dáng giống chiếc giỏ cua, mà là gần cổ có 2 CÁI LỖ! 2 lỗ rất nhỏ cách nhau gần đốt tay, thường thì lệch nhau chứ ít khi thẳng hàng…

Continue reading

CHUYỆN NGHE LỎM TỪ MỘT LÀNG NGHỀ*

Tại một lò gốm xứ Đông, bác thợ cả đang say xưa truyền nghề cho đám thợ trẻ bằng “ giáo cụ trực quan “…
Thợ cả: Đây là gì?
Đám thợ nhao nhao: Rùa! Một chú rùa!…Nhưng sao lại có cái lỗ trên lưng, một thợ thắc mắc…

Continue reading

LAM TUYỀN/TUÝ LAM – TIỀN THÂN GỐM ĐẶNG HUYỀN THÔNG*

Men lam, men chàm, men Hồi đều cùng chỉ loại men có màu xanh cobalt, xuất xứ từ ngàn năm trước ở vùng Lưỡng Hà, quanh vịnh Persic, nơi sản sinh ra những viên gạch men vẽ hoa văn màu lam, dùng trang trí cho những ngôi đền Hồi giáo. Từ TK13 Trung Hoa đã du nhập loại men này để chế tác các loại gốm xanh trắng nổi tiếng thời nhà Nguyên ( Yuan ) và nhà Minh…

Continue reading

VĂN HOÁ TRẦU CAU, ĐÂU CHỈ CÓ VN!

…Ba đồng một mớ trầu cay
Sao anh không hỏi những ngày còn không?…

… Quả cau nho nhỏ, miếng trầu ôi
Này của Xuân Hương đã quệt rồi
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi…

Continue reading

THỬ LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG ĐẶNG HUYỀN THÔNG!

Tại làng Hùng Thắng, xã Minh Tân, Nam Sách, Hải Dương hiện vẫn còn ngôi đền thờ Đặng Huyền Thông, người được coi là hậu tổ nghề gốm ở Chu Đậu. Ông gốc ở Đào Xá, Ân Thi, Hưng Yên, di cư đến đây vào cuối TK15, đầu TK16. Tại đây ông cùng dòng họ Đặng đã xây lò, nung gốm, biến làng thành 1 điếm sx phụ của trung tâm gốm Chu Đậu. Từng đỗ sinh đồ, ĐHT là người hiểu biết nhiều, một phật tử có bàn tay khéo léo, có nét chữ rất đẹp, giúp ông trở thành một thợ gốm tài ba. Ông cùng vợ là Nguyễn Thị Đỉnh đã có công đức và quyên góp để XD chùa An Đinh gần nhà, khắc cả văn bia ghi lại chuyện đó…

Continue reading

MỘT TÁC PHẨM GỐM TRUYỀN NHÂN CỦA ĐẶNG HUYỀN THÔNG*!

Đặng Huyền Thông, tức Đặng Mậu Nghiệp, tên chữ là HUYỀN THÔNG, mà sau này mọi người được biết với những tuyệt phẩm gốm nổi tiếng là những tự khí ( đồ thờ tự ) như chân đèn, lư hương…với kích thước lớn, men màu lam đậm, hoa văn cực kỳ tinh xảo và đặc biệt thường có minh văn đi kèm, ghi rõ họ tên, quê quán người chế tác cùng thời điểm chế tác món đồ.

Continue reading

BẢO TÀNG TẠI GIA!

Mọi người khuyên mở bảo tàng. Tôi nghĩ mình chưa đủ điều kiện để nuôi một bảo tàng. Đành trưng tại gia để mọi người có dịp ghé thăm, kể cả các bạn ngoại quốc. Tuần nào cũng được tiếp khách, kể cả khách đoàn…
Mấy tuần nay, các bảo tàng lớn cũng có đoàn ghé thăm.

Continue reading

NHỮNG BỨC TƯỢNG GỐM – CẢM NGHĨ*

Trong văn hoá phương Đông, những bức tượng dân gian như Ông Thiện, Ông Ác, Ông Địa, Ông Thần Tài, Ông Phỗng,…được gắn với những thiên chức nhất định để người dân và xã hội kỳ vọng trong sự điều chỉnh hành vi cá nhân hay của cộng đồng. Hình thể, sắc thái của mỗi nhân vật được thể hiện khá tiêu biểu, sinh động và rất dễ nhận diện…

Continue reading