Thấy cháu nội thích thú với chiếc đèn Trung Thu, ông nội cũng nổi…máu con nít với 2 chiếc ” đèn ” gốm.
Thực ra là 2 chiếc thủy chì ( có người gọi thủy trì, chưa rõ gọi thế nào mới đúng ), một loại hũ nhỏ như quả trứng, dùng đựng chất lỏng ( nước cho mực Tàu, hay hương liệu, tuỳ người sử dụng…). Có điều đặc biệt, trong cả ngàn chiếc tôi chỉ gặp đúng 2 cái cốt vỏ trứng, thấu quang. Khi thả đom đóm hoặc chiếu đèn thì chúng sáng trưng, còn hơn cả đèn lồng trung thu!
Archive | Tháng mười hai 2017
THỊ TRƯỜNG CỔ VẬT*
Thời kinh tế toàn cầu khủng hoảng nhưng thị trường cổ vật vẫn rất…điên rồ. Tuần trước, tại New York, nhà đấu giá Sotherby’s tung ra đấu giá một chiếc ấm thời Càn Long với giá dự tính ( estimate price ) là 300.000 – 500.000 USD. Kết thúc phiên đấu giá, chiếc ấm đã được mua với giá…3.400.000 USD, ngoài sức tưởng tượng của rất nhiều người và gây sửng sốt cho cả Sotherby’s.
THẦY VÀ BẠN*
Cái sự học đeo đuổi ta từ lúc lọt lòng cho đến lúc nhắm mắt xuôi tay. Thuở sơ sinh, ta đã học ăn, học nói, học khóc, học cười. Lớn hơn, ta học thầy, học bạn. Trưởng thành, ta học…trường ĐỜI. Cái chấm cuối đời ta cũng nên học cho đáng. Học bao nhiêu cũng chẳng đủ vì ta chỉ là hạt cát trong vũ trụ bao la…
HƯƠU – NAI / LỘC *
LỘC với nghĩa HƯƠU, NAI và LỘC với nghĩa PHÚC – LỘC là hai từ đồng âm, dị nghĩa. Trong nghệ thuật xưa, lối chơi chữ rất hay được sử dụng. Trên đồ gốm, sứ, tranh, tượng, chạm khắc người xưa dùng hình tượng HƯƠU/NAI để biểu tượng cho PHÚC LỘC.
CÁ TRÊ*
Quê tôi vùng chiêm trũng, ngày xưa cá trê nhiều lắm. Một loại cá da trơn, thịt chắc và ngon. Nhớ ngày bé đêm đêm mò mẫm đi đơm rọ cá trê với mồi nhử bằng ốc đập dập, sáng dậy sớm thế nào cũng tóm được mấy con.
ĐĨA BAY MADE IN VIỆT NAM TK15*!
Hôm nay, hãng TTX COVATVIET NEW ( CVVN ) đã đăng tin: Việt Nam đã từng có ĐĨA BAY cách nay 600 năm, kèm theo là những bức ảnh những chiếc đĩa bay với nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau. Thông tin đã gây bão trong giới khoa học và cánh nhà báo vốn rất nhạy với những thông tin và các bức ảnh được cho là đĩa bay của người ngoài hành tinh…
KIM + MỘC + THUỶ + HOẢ + THỔ = GỐM !
Đất ( Thổ ) + Nước ( Thuỷ ) tạo ra cốt gốm.
Kim loại ( Kim ) – tất cả các loại men gốm đều có gốc là oxit kim loại.
Gỗ ( Mộc ) – tất cả các chất đốt để nung gốm đều phải dùng củi, than hoặc gas – đều từ gỗ mà ra ( nhiên liệu, nhiên liệu hoá thạch ).
Lửa ( Hoả ) – không có lửa làm sao nung gốm.
Vì vậy, GỐM là TINH HOA CỦA ĐẤT TRỜI!
HÌNH TƯỢNG CHIẾN BINH TRÊN GỐM THỜI TRẦN*
Trong lịch sử các triều đại phong kiến VN, có lẽ thời Trần phải đối phó với giặc ngoại xâm nhiều hơn cả. Đó là 3 lần giặc Nguyên, sau khi chinh phục nhiều vùng đất Á Âu, đã quyết tâm khuất phục Đại Việt, nhiều lần Vương quốc Champa xâm lấn bờ cõi, đốt phá Thăng Long, có cả việc nhà Nguyên phối hợp với Chiêm Thành tấn công Đại Việt từ phía Nam. Nhưng tinh thần bảo vệ nền độc lập cũng chưa bao giờ quật cường đến thế. Hội nghị Diên Hồng, Sát Thát, Hịch Tướng Sỹ…đã thể hiện rõ khí phách Hào khí Đông A.
CHỌI GÀ*
Trong Nam gọi là đá gà, là trò chơi dân gian có từ cổ xưa, nay thịnh hành từ nông thôn đến thị thành, được nhiều người yêu thích.
ĐIỆU HỔ LY SƠN*
Hổ là chúa tể rừng xanh. Hổ biểu tượng cho sức mạnh, uy quyền, một trong thập nhị địa chi. Trong dân gian, hình ảnh hổ phổ biến trong các kiến trúc đình, miếu. Trên áo quan võ hàng tứ phẩm thời xưa thường được thêu hình hổ. Trong mỹ thuật cổ, tranh Hàng Trống, hổ ngự 5 phương, gọi là Ngũ Hổ, cũng là ngũ sắc, ngũ hành, ngũ phúc. Ta còn bắt gặp các biểu tượng “Tả Thanh Long, Hữu Bạch Hổ”, “Long đằng Hổ dược”, “Vân tùng Long, Phong tùng hổ”, “Long sinh quyền, Hổ sinh phong”, “Long Hổ tương phùng, hàng Long phục Hổ”,…