Archive | Tháng mười hai 2017

BÁT BỬU CỔ ĐỒ*

Tham khảo các tư liệu về BÁT BỬU tôi thấy đề tài này có trong hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, từ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, đến Công giáo, Đạo Cao Đài…

Continue reading

NHẤT DÁNG, NHÌ DA, TAM TOÀN, TỨ TUỔI*

Mọi người đưa ra tiêu thức đánh giá như vậy. Mà IEM dáng thì LÙN, da thì CHẨY, kèm theo vài vết SẸO, tuổi thì mới MƯỜI BẢY ( AD 17th Century ), que IEM tận Bat Trang. Tưởng rằng sẽ chết già, ai ngờ có gã lẩm cẩm rước em về. Lâu lâu còn đưa em đi trình diễn LIVE SHOW nữa chứ. Thế mới biết cái DUYÊN là quan trọng mức nào, chứ không phải các bác cứ phán: NHẤT HẬU DUỆ, NHÌ TIỀN TỆ, BA QUAN HỆ, TỨ-NGŨ-LỤC- THẤT-BÁT…LÀ TRÍ TUỆ gì đó! Em nghe mà như điếc, chẳng hiểu mô tê gì hết chơn!

Continue reading

GỐM BIÊN HOÀ*

“Nhà Bè nước chảy chia hai/Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về “.

Câu hát trữ tình, mãi vang vọng một thời khai phá, hội nhập của các lưu dân hội tụ từ tứ xứ. Cũng tại vùng đất này đã ra đời một dòng gốm độc đáo, kết hợp truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế – Gốm Mỹ thuật Biên Hoà.

Continue reading

TỪ “HÀO KHÍ ĐÔNG A ” ĐẾN CHÍNH SÁCH ” NGỤ BINH Ư NÔNG”!

Chữ TRẦN, hay còn gọi là ĐÔNG A, do lối chiết tự, bao gồm chữ ĐÔNG đứng cạnh bộ A mà thành. HÀO KHÍ ĐÔNG A là tinh thần quật cường, tự tôn dân tộc, lòng yêu nước, khát vọng lập công giúp nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng mọi kẻ thù. Với tinh thần đó, nhân dân ta đã ba lần đánh tan giặc Nguyên – Mông vào các năm 1258, 1285 và 1288, ghi các trang chói lọi trong lịch sử dân tộc. Sau này cụm từ HÀO KHÍ ĐÔNG A dùng chung chỉ tinh thần đó cho cả thời kỳ từ TK X đến XV.

Continue reading

DI SẢN DƯỚI LÒNG SÔNG CHU*

Thanh Hoá, vùng đất địa linh nhân kiệt, nơi phát tích của nhiều triều đại phong kiến Việt Nam. Không phải ngẫu nhiên, nơi đây từng phát lộ nhiều cổ vật quý hiếm, từ đồ đá, đồ đồng, đến gốm sứ…Gần đây, có một cổ vật được tìm thấy ở một bãi sông Chu dưới lớp cát dày tới gần mét. Điều đó khiến tôi lục tìm, xem lại bộ phim ký sự ” Xuôi dòng sông Chu ” của đài Truyền hình Thanh Hoá ( TTV ). Nhiều điều đã sáng tỏ…

Continue reading

CON TẦU ĐẮM HỘI AN – MỘT PHÁT HIỆN, MỘT NIỀM TỰ HÀO VÀ MỘT SỰ TIẾC NUỐI*

Việc phát lộ con tầu đắm ngoài khơi vùng biển Hội An từ những năm 90 cuối TK trước cùng với cả kho tàng gốm Việt cuối TK15 là một phát hiện, một niềm tự hào lớn lao về nghệ thuật gốm xưa của cha ông, gây tiếng vang lớn cả trong và ngoài nước. Tuy vậy cũng có nhiều tiếc nuối.

Continue reading

GỐM TAM THÁI*

Cần phân biệt với gốm tam sắc ( Tangsancai/ Đường Tam Sắc ) nổi tiếng thời nhà Đường. Gốm tam sắc dùng 3 màu men chủ đạo là vàng, xanh lục và trắng vẽ, phủ lên cốt gốm rồi nung một lần, thường thấy trên những tượng gốm hình người, ngựa, lạc đà,…thời nhà Đường ( 618-907 ). Gốm Tam thái thì khác. Cốt gốm sau khi vẽ họa tiết màu xanh cobalt hoặc không rồi phủ một lớp men kính, sau đó đưa vào lò nung ở nhiệt độ cao, sau cùng mới vẽ tiếp các họa tiết bằng 3 mầu vàng, xanh lục và đỏ tía, rồi đưa vào lò hấp ở nhiệt độ thấp. Đối với những món đồ cao cấp thì màu vàng được thay thế bằng vàng thật dát mỏng.

Continue reading

ĐỒ SÀNH*

” Chuông khánh còn chẳng ăn ai/ huống chi mảnh chĩnh vứt ngoài bụi tre” ( Ca dao ) – một sự so sánh ẩn dụ trong dân gian về những giá trị không tương đồng, một sự phê phán lối sống bon chen, ảo tưởng.
Còn về nghĩa đen: mảnh sành dù có cứng, tiếng kêu có đanh thì cũng không thể vang vọng, cao sang như tiếng chuông, tiếng khánh nơi tôn nghiêm, quyền quý.

Continue reading

NGỰA*

Hình tượng NGỰA hiện diện từ rất sớm trong văn hoá ĐÔNG-TÂY. Là 1/12 con GIÁP trong văn hoá phương Đông, gắn liền với nhiều biểu tượng thần thoại NHÂN MÃ trong văn hoá phương Tây, nằm trong LỤC SÚC trong văn hoá nhiều nước, là chủ đề cho các môn hội họa, điêu khắc, thơ văn…, là biểu tượng cho sự trung thành,tận tụy, cho tài lộc,thành công, sự kiêu hãnh, tự do và thanh khiết. MÃ ĐÁO đi liền với THÀNH CÔNG. Ngựa có dáng đẹp, mạnh mẽ, sung mãn nhưng thanh nhã, hiền lành…

Continue reading

GIAO LƯU VĂN HOÁ QUA CỔ VẬT*

Ngay từ khi quan hệ Việt – Mỹ còn chưa bình thường hoá, năm 1988, ba nhân vật quan trọng của Bảo tàng Nghệ thuật Á châu San Phancisco là giáo sư Nancy Tingley, Clarence Shangraw, Linda Schieler Marks đã sang Việt Nam bàn về dự án đưa cổ vật Việt Nam sang triển lãm tại Mỹ. Do quan hệ hai nước còn phức tạp, việc đưa cổ vật ra nước ngoài còn là điều mới mẻ nên việc thương lượng phải kéo dài tới…20 năm. Mãi tới năm 2009, hơn trăm cổ vật tiêu biểu VN mới được xuất dương, thực hiện sứ mệnh ngoại giao văn hoá trên đất Mỹ tại Bảo tàng Nghệ thuật Houston ( từ 13/9/2009 đến 3/1/2010 ) và sau đó tại BT Xã hội Châu Á New York ( 2/2 – 2/5/2010 ). Các hiện vật được chọn lọc từ 9 bảo tàng lớn của VN đã gây tiếng vang trong quan hệ Văn hoá hai nước sau khi hai nước đã bình thường hoá quan hệ vào năm 1994.

Continue reading