Nhắc nhở: Nếu có tật… đừng tò mò mà đọc!
Archive | Tháng mười hai 2017
GÓC NHÌN NHỮNG NGÀY SẬP SÙI
Gần cả tuần không nắng lại còn mưa thâm gió bấc khiến trời đất cứ ỉu xìu, nhớp nháp.
Người co ro, xe bịt bùng, đường lõng bõng.
Mưa lạnh, âm u là việc của trời đất. Thiên hạ người thích, kẻ ghét gió mưa là lẽ đương nhiên.
Còn Gốm Cổ Việt Nam… Lẩn thẩn chơi gốm cõng hoa, chơi chim chầu hường để góp chút ánh hồng, thêm phần ấm áp cho ngày không nắng!
Nguồn: https://www.facebook.com/photo.php?fbid=391578054633750&set=a.124319581359600.1073741830.100013446760706&type=3&permPage=1
THẠP TRẦN ÁM HOẠ*
Ta thường thấy gốm hoa nâu thời Lý – Trần với các họa tiết NỀN TRẮNG HOA NÂU hoặc ít hơn nữa là NỀN NÂU HOA TRẮNG…Còn hoa văn ÁM HOẠ thì rất phổ biến trên âu, ang, bát, đĩa,…cùng thời.
HOA SALA TRÊN GỐM*
Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu gốm Việt cổ tôi thấy cùng với họa tiết hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…còn có một họa tiết hoa khác không rõ là hoa gì. Tôi cũng biết có 3 loại hoa gắn liền với văn hoá Phật giáo, trong đó có cây hoa Sala. Tuy vậy tôi cũng chưa nhìn thấy cây, hoa Sala bao giờ.Tình cờ, cách đây mấy hôm tôi sang quận 2 tpHCM khảo sát dự án của Cty Đại Quang Minh có tên SALA. Cứ nghĩ Sala chỉ đơn thuần là một tên thương mại của dự án, nhưng khi cô hướng dẫn viên chỉ hàng cây ven đường và giới thiệu đây là hàng cây Sala – cây đặc trưng mang tên dự án sẽ được trồng phổ biến ở đây.
CỔ VẬT LY HƯƠNG*
Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.
ĐỀN TRẦN THÁI BÌNH*
Di tích có 3 phân khu chính:
1- Khu lăng mộ gồm 4 lăng:
+ Lăng mộ Trần Thừa ( Trần Thái Tổ ) – Thọ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Cảnh ( Trần Thái Tông ) – Chiêu Lăng.
+ Lăng mộ Trần Thánh Tông – Dụ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Nhân Tông – Đức Lăng.
CHÙA KEO*
Chùa Keo cách làng quê tôi chỉ 50km nhưng tôi chưa một lần có dịp viếng thăm. Quả danh bất hư tryền, xứng đáng Di tích LS-VH đặc biệt tiêu biểu quốc gia! Các cụm kiến trúc: chùa-nơi thờ Phật, đền thờ Đức Dương Không Lộ-vị đại sư thời Lý có công dựng chùa, tháp chuông, tam quan,…
ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG*
Đồ Ngự dụng chỉ các đồ vật dùng trong cung vua, phủ chúa, nơi làm việc và sinh hoạt của vua, chúa thời phong kiến. Trong các đồ Ngự dụng thì đồ gốm còn được tìm thấy và lưu giữ nhiều nhất do tính bền vững theo thời gian.
GỐM MEN NGỌC SỚM*
Theo tôi biết thì gốm men ngọc sớm nhất có từ thời Lục Triều, trải qua Tuỳ, Đường, đến Tống, Nguyên thì gốm men ngọc đạt đến đỉnh cao.
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*
Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.