Trong quá trình sưu tầm và nghiên cứu gốm Việt cổ tôi thấy cùng với họa tiết hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn,…còn có một họa tiết hoa khác không rõ là hoa gì. Tôi cũng biết có 3 loại hoa gắn liền với văn hoá Phật giáo, trong đó có cây hoa Sala. Tuy vậy tôi cũng chưa nhìn thấy cây, hoa Sala bao giờ.Tình cờ, cách đây mấy hôm tôi sang quận 2 tpHCM khảo sát dự án của Cty Đại Quang Minh có tên SALA. Cứ nghĩ Sala chỉ đơn thuần là một tên thương mại của dự án, nhưng khi cô hướng dẫn viên chỉ hàng cây ven đường và giới thiệu đây là hàng cây Sala – cây đặc trưng mang tên dự án sẽ được trồng phổ biến ở đây.
Archive | 28 Tháng mười hai, 2017
CỔ VẬT LY HƯƠNG*
Khi ngắm nhìn những kiệt tác văn hoá Việt cổ tại các bảo tàng và các bộ sưu tập tư nhân ở nước ngoài tôi cứ tự hỏi nạn chảy máu cổ vật nước ta có từ khi nào. Tìm hiểu tư liệu, tôi đã có câu trả lời.
ĐỀN TRẦN THÁI BÌNH*
Di tích có 3 phân khu chính:
1- Khu lăng mộ gồm 4 lăng:
+ Lăng mộ Trần Thừa ( Trần Thái Tổ ) – Thọ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Cảnh ( Trần Thái Tông ) – Chiêu Lăng.
+ Lăng mộ Trần Thánh Tông – Dụ Lăng.
+ Lăng mộ Trần Nhân Tông – Đức Lăng.
CHÙA KEO*
Chùa Keo cách làng quê tôi chỉ 50km nhưng tôi chưa một lần có dịp viếng thăm. Quả danh bất hư tryền, xứng đáng Di tích LS-VH đặc biệt tiêu biểu quốc gia! Các cụm kiến trúc: chùa-nơi thờ Phật, đền thờ Đức Dương Không Lộ-vị đại sư thời Lý có công dựng chùa, tháp chuông, tam quan,…
ĐỒ GỐM NGỰ DỤNG*
Đồ Ngự dụng chỉ các đồ vật dùng trong cung vua, phủ chúa, nơi làm việc và sinh hoạt của vua, chúa thời phong kiến. Trong các đồ Ngự dụng thì đồ gốm còn được tìm thấy và lưu giữ nhiều nhất do tính bền vững theo thời gian.
GỐM MEN NGỌC SỚM*
Theo tôi biết thì gốm men ngọc sớm nhất có từ thời Lục Triều, trải qua Tuỳ, Đường, đến Tống, Nguyên thì gốm men ngọc đạt đến đỉnh cao.
TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH*
Đã qua ngày Phật Đản nhưng vừa gặp một bức tượng, thấy là lạ nên viết mấy dòng để học hỏi thêm. Bức tượng thể hiện hình ảnh một em bé, đầu to, tai to, mặt trái xoan,không tóc, khoác trên mình tấm vải, tay trái chỉ lên trời, tay phải chỉ xuống đất. Theo nhận dạng các loại tượng Phật thì đây là bức TƯỢNG PHẬT ĐẢN SINH.
BÁT BỬU CỔ ĐỒ*
Tham khảo các tư liệu về BÁT BỬU tôi thấy đề tài này có trong hầu hết các tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, từ Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo, Lão giáo, đến Công giáo, Đạo Cao Đài…
NHẤT DÁNG, NHÌ DA, TAM TOÀN, TỨ TUỔI*
Mọi người đưa ra tiêu thức đánh giá như vậy. Mà IEM dáng thì LÙN, da thì CHẨY, kèm theo vài vết SẸO, tuổi thì mới MƯỜI BẢY ( AD 17th Century ), que IEM tận Bat Trang. Tưởng rằng sẽ chết già, ai ngờ có gã lẩm cẩm rước em về. Lâu lâu còn đưa em đi trình diễn LIVE SHOW nữa chứ. Thế mới biết cái DUYÊN là quan trọng mức nào, chứ không phải các bác cứ phán: NHẤT HẬU DUỆ, NHÌ TIỀN TỆ, BA QUAN HỆ, TỨ-NGŨ-LỤC- THẤT-BÁT…LÀ TRÍ TUỆ gì đó! Em nghe mà như điếc, chẳng hiểu mô tê gì hết chơn!
GỐM BIÊN HOÀ*
“Nhà Bè nước chảy chia hai/Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về “.
Câu hát trữ tình, mãi vang vọng một thời khai phá, hội nhập của các lưu dân hội tụ từ tứ xứ. Cũng tại vùng đất này đã ra đời một dòng gốm độc đáo, kết hợp truyền thống và hiện đại, dân tộc và quốc tế – Gốm Mỹ thuật Biên Hoà.