Archive | 3 Tháng bảy, 2017

Triều Hậu Lê (Lê Trung Hưng)

  1. Lê Trang Tông (1533-1548)

Lê Trang Tông tên huý là Duy Ninh, là con của vua Lê Chiêu Tông, mẹ là Phạm Thị Ngọc Quỳnh, cháu năm đời của Lê Thánh Tông.

Khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê, Duy Ninh mới 11 tuổi được Lê Quán cõng chạy sang Ai Lao đổi tên là Huyến. Đến tháng giêng năm Quý Tỵ – 1533 được Chiêu huân công Nguyễn Kim đón về lập lên làm vua, lúc đó Duy Ninh 19 tuổi.

Duy Ninh lên làm vua đặt niên hiệu là Nguyên Hoà, tôn Nguyễn Kim làm Thượng phụ Thái sư Hưng quốc công, lấy Sầm Hà làm nơi hành tại, giao kết với vua Ai Lao là Xạ Đẩu để nhờ quân lương, mưu việc lấy lại nước.

Tháng 12 năm 1540, Nguyễn Kim kéo quân từ Ai Lao về đánh Nghệ An, hào kiệt các nơi theo về giúp Lê Trung Hưng rất đông. Cuối năm 1543, Lê Trung Hưng chiếm được Tây Đô (Thanh Hoá). Nước ta từ đó hình thành “Nam – Bắc triều”. Từ Thanh Hoá, Nghệ An trở vào do Lê Trung Hưng cai quản (Nam Triều). Cả vùng Bắc Bộ trong đó có kinh đô Đông Đô thuộc nhà Mạc cai quản (Bắc Triều). Hai bên Lê – Mạc nội chiến tàn khốc kéo dài gần 50 năm (1543-1592).

Năm 1545, Nguyễn Kim tiến đánh Sơn Nam, đến Yên Mô (Ninh Bình), thì bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đánh thuốc độc giết chết.

Trịnh Kiểm là con rể Nguyễn Kim, nắm giữ binh quyền, mở đầu thời kỳ “vua Lê, chúa Trịnh”.

Năm 1546, Trịnh Kiểm lập hành tại vua Lê ở Vạn Lại (Thanh Hoá). Lấy danh nghĩa “phù Lê, diệt Mạc”, nhiều hào kiệt, danh sĩ đương thời tìm vào Thanh Hoá phò Lê Trung Hưng như Lương Đắc Bằng, Phùng Khắc Khoan…

Năm 1548, Lê Trang Tông mất, thọ 34 tuổi, ở ngôi được 15 năm. Trịnh Kiểm lập Thái tử Duy Huyên lên nối ngôi là Lê Trung Tông.

  1. Lê Trung Tông (1548-1556)

Lê Trung Tông tên huý là Huyên, là con của Lê Trang Tông, tính tình khoan dung, thông tuệ, có tài lược đế vương.

Năm 1548 được lập làm vua khi mới 15 tuổi, lấy hiệu là Trung Tông, phong cho Trịnh Kiểm là Lương quốc công quyết định mọi việc triều chính.

Năm 1554, nhà Lê mở khoa thi để chọn nhân tài, lấy đỗ Tiến sĩ đệ nhất giáp 5 người, đệ nhị giáp 8 người như Đinh Bạt Tuỵ, Chu Quang Trứ,… một số tướng tài giỏi như Lê Bá Ly, Nguyễn Khải Khang, Nguyễn Thiếu, Lê Khắc Thận… bỏ nhà Mạc vào Tây Đô phò giúp nhà Lê Trung Hưng.

Tháng giêng năm 1556, Lê Trung Tông mất mới 22 tuổi, không có con, ở ngôi được 8 năm.

Trịnh Kiểm bàn với các đại thần rằng: “Nước không thể một ngày không vua”, liền sai người đi tìm con cháu nhà Lê, tìm được Lê Duy Bang là cháu sáu đời của Lam quốc công Lê Trừ (anh thứ hai của Lê Lợi) đang ở hương Bố Vệ, huyện Đông Sơn, Thanh Hoá, đón về lập làm vua.

  1. Lê Anh Tông (1556-1573)

Lê Anh Tông tên huý là Duy Bang, dòng dõi nhà Lê. Anh thứ hai của Lê Lợi là Lê Trừ được phong là Lam quốc công, Trừ sinh ra Khang, Khang sinh ra Thọ, Thọ sinh ra Duy Thiệu, Thiệu sinh ra Duy Khoáng, Duy Khoáng lấy vợ ở hướng Bố Vệ sinh ra Duy Bang. Khi Lê Trung Tông mất không có con nối, thái sư Trịnh Kiểm và các đại thần tìm được Duy Bang đón về làm vua khi đó đã 25 tuổi.

Mọi việc trong triều đều do Trịnh Kiểm quyết định, vua chỉ việc nghe theo.

Cũng trong thời gian đó, Nguyễn Hoàng, con thứ 2 của Nguyễn Kim, nhờ chị gái là Ngọc Bảo – vợ Trịnh Kiểm, xin anh rể cho vào trấn thủ xứ Thuận – Quảng, được Trịnh Kiểm đồng ý cho đi.

Tháng 2/1570, Trịnh Kiểm ốm nặng rồi mất. Anh em Trịnh Cối, Trịnh Tùng tranh giành nhau quyền bính, đánh lẫn nhau. Vua Lê Anh Tông đã trực tiếp điều hành triều chính và đứng ra dàn xếp các mâu thuẫn này, sau Trịnh Cối đem cả vợ con ra hàng nhà Mạc.

Lê Anh Tông phong cho Trịnh Tùng tước Trưởng quận công nắm giữ binh quyền để đánh nhà Mạc.

Tháng 3/1572, Lê Cập Đệ, cận thần nhà Lê, mưu giết tả tướng Trịnh Tùng. Việc không thành, Lê Cập Đệ bị Trịnh Tùng giết. Một số cận thần khác như Cảnh Hấp và Đình Ngạn nói với vua rằng: “Tả tướng cầm quân quyền thế rất lớn, bệ hạ khó lòng tồn tại với ông ta được”, vua nghi hoặc, đang đêm đem theo bốn hoàng tử cùng chạy đến thành Nghệ An và ở lại đó. Tả tướng Trịnh Tùng cùng với triều thần lập con thứ 5 của Lê Anh Tông là Duy Đàm lên ngôi vua, và sai Nguyễn Hữu Liên đi đón vua Lê Anh Tông, khi về đến Lôi Dương – Thanh Hoá, ngầm bức hại vua rồi phao tin là vua tự thắt cổ.

Như vậy Lê Anh Tông ở ngôi được16 năm, thọ 42 tuổi.

  1. Lê Thế Tông (1573-1599)

Lê Thế Tông tên huý là Duy Đàm, sinh tháng 11/1567. Tháng 1/1573 được lập làm vua khi mới 7 tuổi, quyền hành tất cả ở trong tay tả tướng Trịnh Tùng.

Sau gần 50 năm nội chiến Nam – Bắc Triều với gần 40 trận đánh lớn nhỏ, hàng vạn dân lành bị bắt vào lính, phục vụ cho các cuộc tàn sát khủng khiếp. Có trận mỗi bên huy động hàng chục vạn quân, hai bên giằng co khá quyết liệt, mãi đến năm 1591, Trịnh Tùng huy động tổng lực đánh trận quyết định ở Đông Kinh, tháng 11/1592 bắt được Mạc Mậu Hợp, chiếm được kinh thành. Tháng 2/1593, Trịnh Tùng đón Lê Thế Tông về kinh đô Đông Đô.

Công cuộc Lê Trung Hưng đã hoàn thành. Trịnh Tùng tự xưng là Đô Nguyên suý Tổng quốc chính Thượng phụ Bình an vương toàn quyền quyết định. Vua chỉ ngồi chắp tay làm vì, bắt đầu thời kỳ “vua Lê chúa Trịnh”.

Ngày 24 tháng Tám năm Kỷ Hợi – 1599, Lê Thế Tông mất, ở ngôi được 26 năm, thọ 33 tuổi.

  1. Lê Kính Tông (1600-1619)

Lê Kính Tông tên huý là Duy Tân, con thứ của Lê Thế Tông, ngày 27 tháng Tám năm Kỷ Hợi – 1599 được Trịnh Tùng lập làm vua, khi đó mới 11 tuổi.

Từ đầu thế kỷ 17, sau khi đánh tan nhà Mạc, giành lại được kinh đô Đông Đô (dư đảng nhà Mạc phải rút lên Cao Bằng) quyền lực của Trịnh Tùng ngày càng lớn, triều đình chỉ biết phục vụ nhà chúa.

Trước tình hình đó, vua Lê Kính Tông cùng với Trịnh Xuân – con thứ của Trịnh Tùng – mưu giết Trịnh Tùng. Việc bại lộ, Trịnh Xuân bị bắt giam, còn Kính Tông bị bức thắt cổ chết vào ngày 12 tháng Năm năm Kỷ Mùi – 1619.

Lê Kính Tông ở ngôi được 19 năm, thọ 32 tuổi.

  1. Lê Thần Tông (1619-1643 và 1649-1662)

Lê Thần Tông tên huý là Duy Kỳ, con trưởng của Lê Kính Tông và bà Trịnh Thị Ngọc Trinh (con thứ của Trịnh Tùng).

Duy Kỳ sinh ngày 19 tháng 11 năm Đinh Mùi – 1607, là cháu ngoại của Bình An Vương Trịnh Tùng, tháng 6 năm 1619 được lập làm vua khi đó mới 12 tuổi.

Vua có sống mũi cao, thông minh, học rộng, mưu lược sâu, văn chương giỏi. Song lấy Trịnh Thị Ngọc Trúc (là vợ của chú họ) để tiếng xấu về sau.

Tháng 10/1643, Lê Thần Tông nhường ngôi cho con là Lê Duy Hựu (tức Lê Chân Tông) để làm Thái thượng hoàng.

Tháng 8 năm 1649, Lê Chân Tông bị bạo bệnh mất, vì không có con nối ngôi, Lê Thần Tông lại trở lại ngôi vua lần thứ 2.

Ngày 22 tháng 9 năm 1662, Lê Thần Tông mất thọ 56 tuổi, ở ngôi 24 năm, làm Thái thượng hoàng 6 năm, lại lên ngôi 13 năm, tổng cộng làm vua 2 lần 37 năm.

  1. Lê Chân Tông (1643-1649)

Lê Chân Tông tên huý là Duy Hựu, con trưởng của Lê Thần Tông, được truyền ngôi vào năm 13 tuổi, ở ngôi được 6 năm, năm 1649 bị bệnh mất, mới 20 tuổi, chưa có con nối ngôi. Lê Thần tông trở lại ngôi vua lần thứ 2

  1. Lê Huyền Tông (1663-1671)

Lê Huyền Tông tên huý là Duy Vũ, con thứ của Lê Thần Tông, em của Lê Chân Tông, được lập làm vua mới 9 tuổi, ở ngôi vua được 8 năm, ngày 15 tháng 10 năm Tân Hợi – 1671, Lê Huyền Tông mất mới 18 tuổi, chưa có con nối.

  1. Lê Gia Tông (1672-1675)

Lê Gia Tông tên huý là Duy Hợi con thứ của Lê Thần Tông, em của Lê Chân Tông và Lê Huyền Tông, được lập làm vua lúc mới 11 tuổi.

Vua tướng mạo anh tú, tính tình khoan hoà, có đức độ làm vua, tiếc rằng ở ngôi được 3 năm, chết mới 15 tuổi, chưa có con nối.

  1. Lê Hy Tông (1675-1705)

Lê Hy Tông tên huý là Duy Hợp, con thứ của Lê Thần Tông, em của Lê Gia Tông, được Tây vương Trịnh Tạc lập làm vua lúc mới 13 tuổi.

Nhà vua dựa vào chúa Trịnh để giữ cơ nghiệp có sẵn, kỷ cương được chấn hưng, được người đời ca ngợi là vua bậc nhất thời Lê Trung Hưng.

Tháng 4 năm Ất Dậu – 1705, nhường ngôi cho con trưởng là Lê Duy Đường. Vua Lê Hy Tông còn vui sống trong cảnh nhàn 12 năm sau mới mất, ở ngôi được 30 năm, thọ 54 tuổi.

  1. Lê Dụ Tông (1705-1729)

Lê Dụ Tông tên huý là Duy Đường, con trưởng của Lê Hy Tông, được lên ngôi vua năm 1705.

Nhà vua rũ áo, ngồi ở trên, dựa vào chúa Trịnh Cương và quần thần giúp việc đắc lực như Nguyễn Công Hãng, Lê Anh Tuấn v.v… Họ đưa ra chủ trương cải cách trên nhiều lĩnh vực về kinh tế – tài chính, thi cử, tổ chức hành chính… nhưng các cải cách đó chưa thu được kết quả thì chúa Trịnh Cương qua đời.

Ngày 20 tháng 4 năm 1729, Lê Dụ Tông nhường ngôi cho con là Duy Phường.

Tháng Giêng năm 1731, Thượng hoàng Lê Dụ Tông mất, thọ 52 tuổi, ở ngôi 24 năm.

  1. Lê Duy Phường (1729-1732)

Thái tử Lê Duy Phường là con thứ của Lê Dụ Tông, cháu ngoại của chúa Trịnh Cương, được vua cha nhường ngôi năm 1729, nhưng khi Trịnh Cương mất thì ngôi vua của Duy Phường không đứng vững.

Khi Trịnh Giang lên nối ngôi chúa, tháng 8/1732 đã giáng Duy Phường xuống làm Hôn Đức Công và buộc thắt cổ chết vào tháng 9/1735.

Trịnh Giang lập con trưởng của Lê Dụ Tông là Duy Tường lên làm vua.

  1. Lê Thuần Tông (1732-1735)

Lê Thuần Tông tên huý là Duy Tường, con trưởng của Lê Dụ Tông được chúa Trịnh Giang lập làm vua năm 1732, đổi niên hiệu là Long Đức.

Năm 1735, Thuần Tông mất, thọ 37 tuổi, làm vua được 3 năm.

Lê Thuần Tông mất, chúa Trịnh Giang lập Duy Thìn là con thứ 11 của Lê Dụ Tông lên làm vua.

  1. Lê Ý Tông (1735-1740)

Lê Ý Tông tên huý là Duy Thìn lêm làm vua mới 17 tuổi.

Chúa Trịnh Giang là kẻ vô cùng bạo ngược, sát hại công thần, giết vua nọ lập vua kia. Vì thế, tháng 12 năm 1738, các tôn thất nhà Lê như Duy Mật, Duy Quý (con Dụ Tông), Duy Chúc (con Hy Tông) nổi lên chiếm cứ miền thượng du tây nam Thanh Hoá chống nhau với nhà Trịnh ròng rã 30 năm.

Từ ngày giết vua, Trịnh Giang ngày càng lấn át quyền vua. Trịnh Giang tha hồ ăn chơi trác táng, vì thế mắc bệnh kinh quý, sợ sấm sét. Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ cho đào đất làm cung thưởng trì dưới hầm cho Trịnh Giang ở. Bọn hoạn quan tha hồ lũng đoạn triều đình. Các quan đại thần kế tiếp nhau bị giết hại, thuế khoá nặng nề, lòng dân ly tán. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi.

Trước tình hình nguy ngập đó. Trịnh Thái Phi (mẹ Trịnh Giang và Trịnh Đường) cho triệu quần thần đến đưa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trừ hoạn nạn.

Năm 1740, Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang, tháng 5 năm 1740, Trịnh Doanh ép Lê ý Tông nhường ngôi cho con trưởng của Thuần Tông là Duy Diêu. 19 năm sau Lê ý Tông mất, thọ 40 tuổi, trị vì được 5 năm.

  1. Lê Hiển Tông (1740-1786)

Lê Hiển Tông tên huý là Duy Diêu, là ông vua trị vì lâu thứ 2 trong lịch sử phong kiến nước ta – 46 năm, và thọ 70 tuổi.

Nhờ có tài giúp đỡ của Minh Vương Trịnh Doanh nên mười năm sau đất nước trở lại bình yên, dân được an cư lạc nghiệp, được ca ngợi là thời thái bình.

Tháng Giêng năm 1764, Hiển Tông lập Duy Vĩ làm thái tử. Năm 1767 Trịnh Doanh mất, Trịnh Sâm lên thay làm nguyên soái Tĩnh Đô Vương, tháng 3 năm 1769, Trịnh Sâm truất ngôi thái tử của Duy Vĩ rồi bắt giam vào ngục. Tháng 8 năm 1769, Trịnh Sâm giả mệnh vua truất thái tử làm thứ dân rồi vẫn giam ở ngục, lập Duy Cận con thứ của Lê Hiển Tông làm thái tử.

Tháng 12/1771, Trịnh Sâm sai giết thái tử Duy Vĩ, đến tháng Giêng năm 1783 lập Duy Kỳ làm Hoàng Thái Tôn, truất Duy Cận làm Sùng nhượng công.

  1. Lê Mẫn Đế (Chiêu Thống, 1787-1788)

Lê Chiêu Thống tên huý là Duy Kỳ, cháu đích tôn của Lê Hiển Tông.

Duy Kỳ được quân tam phủ đưa từ trại giam về ép vua và chúa Trịnh Khải lập làm Hoàng Thái Tôn.Tháng 7/1786, trước khi vua Lê Hiển Tông mất đã cho gọi Thái Tôn, Duy Kỳ vào trối lời truyền ngôi. Duy Kỳ vừa lạy vừa khóc xin nhận mệnh. Lúc đó Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ đã cưới công chúa Ngọc Hân.

Khi Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ rút quân về Phú Xuân (Huế) thì các hào mục ở các nơi nổi dậy cắt cứ. Trịnh Bồng cũng trở lại kinh đô Thăng Long tự lập làm nguyên soái Yến Đô vương và lấn át nhà vua như trước, khiến cho triều chính rối ren, chém giết lẫn nhau. Nguyễn Huệ lại phải kéo quân ra Bắc dẹp loạn, chiêu tập các cựu thần văn võ nhà Lê, lấy Sùng Nhượng Công Lê Duy Cận đứng làm Giám quốc và giao cho Ngô Văn Sở làm Đại đô đốc ở Thăng Long, rồi Nguyễn Huệ lại rút quân về Phú Xuân.

Để khôi phục lại triều Lê, tháng 7/1788 Hoàng thái hậu nhà Lê sang cầu viện nhà Mãn Thanh.

Dựa vào thế quân Mãn Thanh, Lê Chiêu Thống trở lại kinh đô Thăng Long đã trả thù tàn bạo những người theo Tây Sơn.

Mồng 5 tết năm Kỷ Dậu (1789), quân đội Tây Sơn do hoàng đế Quang Trung trực tiếp chỉ huy kéo ra Bắc đã đánh tan 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh ở gò Đống Đa giành độc lập cho tổ quốc ta. Lê Chiêu Thống, vua bán nước, đã cùng 25 bầy tôi chạy theo tàn quân nhà Thanh sang Trung Quốc.

Sau năm năm sống lưu vong nhục nhã trên đất Mãn Thanh, tháng 10 năm Quý Sửu (1793), Lê Chiêu Thống chết ở Yên Kinh (Trung Quốc) thọ 28 tuổi, ở ngôi vua chưa được 3 năm.

Như vậy nhà Lê Trung Hưng từ Lê Trang Tông đến vua Lê Chiêu Thống trải qua 16 đời vua với 255 năm trị vì.

Nguồn: http://www.lichsuvietnam.vn/home.php?option=com_content&task=view&id=1553&Itemid=5

Thời Mạc và Lê Trịnh – thời Lê Trung Hưng (1527-1788)

Góc nhìn họ Trịnh:

Đây là thời kỳ đặc biệt, có lúc có 2 triều đại song song đan xen nhau, cũng là thời kỳ đất nước có nhiều biến động lớn lao, sôi động nhất trong lịch sử nước Đại Việt. Song về thực chất, triều Mạc chỉ là phụ triều, không phải là triều đại chính thống (chính sử đã khẳng định).

Trong khoảng thời gian gần 400 năm, từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 18, là thời kỳ phát triển đỉnh cao của họ Trịnh trong điều kiện hoàn cảnh chính trị xã hội đất nước có nhiều khó khăn, luôn biến động. Cũng là thời kỳ rất đặc trưng về hình thái chính trị xã hội mà sự nghiệp của họ Trịnh đã gắn liền với lịch sử của dân tộc. ở đây chỉ xin nêu những sự việc có liên quan đến nguồn gốc của họ Trịnh để minh chứng cho sự tồn tại và phát triển của dòng họ.

Trước khi xuất hiện chúa Trịnh, xã hội Việt Nam đang trong tình trạng khủng hoảng trầm trọng do giai cấp thống trị đã suy đồi, ăn chơi trụy lạc, đời sống nhân dân bị bần cùng. Mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và nông dân ngày càng gay gắt, dẫn đến việc đi ngược lại quyền lợi dân tộc, có nguy cơ mất nước.
Triều Lê sơ, sau một thời kỳ thịnh trị, thái bình, đất nước phát triển, đã đi vào con đường bế tắc, vua quan tranh giành quyền lợi, sống sa đọa, trong khi đời sống người dân ngày càng khó khăn, phải xiêu tán khắp nơi, sản xuất đình trệ mà không có người lo toan. Nhà Mục thay thế nhà Lê sau khi cướp được ngôi vua với chiếu nhường ngôi của Cung Hoàng Xuân, những mong chấn chỉnh lại được tình hình đất nước. Nhưng rồi cũng bất lực trước tình cảnh xã hội đã suy thoái đến cực điểm. Vì bản thân nhà Mạc cũng lại đi vào con đường hưởng thụ, tranh chấp quyền lực, nên không thể giải quyết được mâu thuẫn cơ bản trong xã hội. Lúc này có một số danh nhân người họ Trịnh xuất hiện như võ tướng phù Lê đánh Mạc Trịnh Phúc Hải ở Thủy Chú – Vân Đô – Thanh Hóa; các Tiến sỹ Trịnh Tự Dĩnh, Trịnh Tự Thuân, Trịnh Tự Thức ở Bắc Ninh; Trịnh Châu Trí ở Thụy Nguyên – Thanh Hóa.

Chúa Trịnh xuất hiện trên vũ đài chính trị nước Đại Việt là tiếp tục sự nghiệp của tổ tiên vốn có truyền thống giúp nước, nhưng trong hoàn cảnh điều kiện hết sức khó khăn; xã hội đang trong cơn biến loạn, điên đảo; Triều đình (kể cả nhà hậu Lê và nhà Mạc) đều bất lực: Quan lại nhiễu nhương, dân cực khổ oán trách, nhưng vẫn hướng về nhà Lê tuy đã suy đồi vì mong muốn có cuộc sống thái bình, an cư lạc nghiệp như đã từng có ở thời đầu triều Lê sơ đem lại. Trong nước thì như vậy, bên ngoài các nước láng giềng lợi dụng tình hình rối ren nội bộ thừa cơ quấy rối xâm lấn.

Đặc biệt là sự thỏa hiệp của nhà Mạc với phong kiến phương Bắc dẫn đến việc cắt đất vùng biên giới cho Trung Quốc và lâm vào nguy cơ mất nước. Vì vậy, mục tiêu của người họ Trịnh là ổn định tình hình xã hội để giữ vững nền độc lập dân tộc.

Người họ Trịnh đứng ra gánh vác việc nước ngày càng nhiều như: Trịnh Duy Liên, Trịnh Ngung, Trịnh Ngang, Trịnh Viên đã từng đấu tranh trực diện vạch tội nhà Mạc để bảo vệ nhà Lê, tuyên quận công Trịnh Công Năng, Quận công Trịnh Quang, Văn phong hầu Trịnh Vĩnh Thiệu, Vệ dương hầu Trịnh Bách, Trấn quận công Trịnh Mô, Thái phó Trịnh Đỗ, Thái bảo Vĩnh Thọ hầu Trịnh Đồng, Thái bảo Trịnh Ninh (thuộc thời An Tôn Tuấn hoàng đế). Thiếu Bảo diễn quận công Trịnh Văn Hải, Tổng binh Thái Nguyên Trịnh Duy Tinh, Quảng quận công Trịnh Vĩnh Lộc, Chưởng cẩm y vệ Trịnh Đào, Phụng quận công Trịnh Hữu dụng (thuộc đời Thế Tôn Nghị hoàng đế).

Trấn quận công Trịnh Lâm, Liên quận công Trịnh Vượng, Vinh quận công Trịnh Tục, Hưng quận công Trịnh Đế, Huệ quận công Trịnh Bảng, Phổ quận công Trịnh Trăn, Lãng quận công Trịnh Liêu, Luân quận công Trịnh Thức, Thái bảo Trịnh Xuân Đốc (thuộc đời Kính Tôn Huệ hoàng đế). Dũng quận công Trịnh Khải, Sùng quận công Trịnh Kiều, Thái úy trang quận công Trịnh Vân, Viết quận công Trịnh Trình, Cuôn quận công Trịnh Thức, Đức quận công Trịnh Hàng, Thái bảo Trịnh Nha, Thái bảo Trịnh Lựu, Phù quận công Trịnh Lịch, Thái Bảo quảng quận công Trịnh Hàng (thuộc đời Thần Tôn Uyên hoàng đế).

Thái bảo khê quận công Trịnh Tượng, Ninh quận công Trịnh Toàn, Đề đốc Trịnh Bàn, Thiếu phó vũ quận công Trịnh Đống, Phó tướng thiếu úy tấn quận công Trịnh Tu, Phó tham thự Trịnh Đăng Đệ, Trịnh Lương, Trịnh Đăng, Trịnh Liễu, Trịnh Thế Khang, Trịnh Kiều, Trịnh Phú, Trịnh uy, Trịnh Viện (thuộc đời Chân Tôn Thuận hoàng đế). Tả đô dốc trạc quận công Trịnh Kiêm, Đô đốc thiêm sự giao quận công Trịnh Doanh, Đô đốc đồng tri quận công Trịnh Bệ, Phó tướng thiếu phó tây quận công Trịnh Hoành, Đô đốc thiêm sự Trịnh Sâm, Hữu đô đốc toàn quận công Trịnh Độ, Thái phó khê quận công trung quân Đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Trịnh Trượng, Thái phó Lý quốc công đông quân đô đốc phủ tả đô đốc chưởng phủ sự Trịnh Đống, Thiếu úy vân quận công Nam quân đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự Trịnh Kiền, Thiếu phó điện quận công bắc quân đô đốc phủ tả đô đốc thự phủ sự Trịnh Đá, Vĩnh lương hầu phó tướng đô đốc đồng tri lương quận công Trịnh Vinh, Thiếu úy vân quốc công Trịnh Kiều, Thiếu phó điện quận công Trịnh ốc, Tả đô đốc thiêm sự Thinh quận công Trịnh Lương, Đô đốc thiêm sự tuân quận công Trịnh Sâm, Đô đốc quận công Trịnh Điềm, Phó tướng khiêm quận công Trịnh Duyên, Đô đốc tấn quận công Trịnh Kỳ (thuộc đời Huyền Tôn Mục hoàng đế). Phó tướng thiếu úy dũng quận công Trịnh Hàm, Bỉnh quận công Trịnh Khuê, An quận công Trịnh Thiện, Kiên quốc công Trịnh Thụ, Thiếu phó điện quận công Trịnh ác, Quận công Trịnh Miên, Tả đô đốc phó tướng cẩm quận công Trịnh Cảnh, Quận công Trịnh Sản, Yên quận công Trịnh Điềm, Phó tướng phái trạch hầu Trịnh Du (thuộc đời Gia Tôn Mỹ hoàng đế)…

Trong số những người đảm nhiệm việc nước, có nhiều người qua thi cử đỗ đạt cao như:

-Trịnh Đỗ, quê xã Tam Đa, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, 37 tuổi đỗ Đệ Tam giáp Tiến sỹ khoa Đinh Mùi, niên hiệu Vĩnh Định (1547) đời Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Hiến sát sứ.

-Trịnh Duy Thông, quê xã Giang Sơn, huyện Gia Lương, tỉnh Bắc Ninh, 48 tuổi đỗ Đệ Tam giáp Tiến sỹ khoa Kỷ Mùi, niên hiệu Quang Bảo 5 (1559), đời Mạc Phúc Nguyên, làm quan đến chức Tả thị lang, tước Vạn tư bá.

-Trịnh Quang Tán, quê Kim Lan (Kim Quan) Kim Giang, Cẩm Bình, tỉnh Hải Dương, đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Mậu Thìn, niên hiệu Sùng Khang 3 (1568) đời Mạc Mậu Hợp, sau theo về nhà lê, làm quan đến chức Thượng thư, tước Vạn phúc hầu.

-Trịnh Cảnh Thụy, quê Châu Bái, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 32 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hoàng giáp) khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Quang Hưng 15 (1592) đời Lê Thế Tông, làm quan đến chức Thừa chính sứ, tước Nam.
-Trịnh Lương Bật, quê Lỗ Xá, Nhân Hòa, Mỹ Văn, Hưng Yên, 62 tuổi đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Thìn, niên hiệu Dương Hòa 6 (1640) đời lê Thần Tông, làm quan chức Hình bộ Tả thị lang, tước Hầu.

-Trịnh Văn Tuấn, quê Tuấn Kiệt, Thiệu Phú, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 56 tuổi đỗ Tam giáp Tiến sỹ khoa Canh Thìn, niên hiệu Dương Hòa 6 (1640), đời Lê Thần Tông, làm quan đến chức Hàn lâm hiệu khảo.

-Trịnh Cao Đệ, người Vạn Hà, Thụy Nguyên, nay là Thiệu Hưng, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, 21 tuổi đỗ Hội nguyên đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Dần, niên hiệu Khánh Đức 2 (1650), đời Lê Thần Tông, làm quan đến chức Tự Khanh, tước Từ Lễ thái hầu, sau khi mất được tăng Tả thị lang.

-Trịnh Thì Tế, người xã Nhật Cảo, Lôi Dương, nay là thôn Nhật Quả, xã Thọ Dân, Thọ Xuân, Thanh Hóa, 30 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Dần, hiệu Khánh Đức 2 (1650) làm quan đến chức Tự Khanh, Tước nam, được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh, mất trên đường đi, được tặng công Bộ tả thị lang, tước Từ.

-Trịnh Đức Nhuận, người xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội (là cha đẻ Trịnh Xuân Thụ). Trước đỗ khoa Sỹ Vọng, 24 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Bính Thìn niên hiệu Vĩnh Trị 1 (1676) đời Lê Hy Tông, làm quan chức Lễ bộ hữu thị lang, tước Thư lâm nam, khi mất được tặng Hộ bộ Tả thị lang, tước Từ.

-Trịnh Minh Lương, người xã Châu Bái, huyện Yên Định, Thanh Hóa, thi hương đỗ giải Nguyên, 37 tuổi đỗ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Canh Thân, niên hiệu Vĩnh Trị 5 (1680) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức Hiến sát sứ.

-Trịnh Đức Vận (Trịnh Đức Liêm) người xã Đại Mão huyện Siêu Loại, nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, Bắc Ninh. 38 tuổi đỗ Đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hòa (1683) đời Lê Hy Tông, làm quan đến chức giám sát Ngự sử đạo Hải Dương.

-Trịnh Bá Tương, người xã Phú Thị, Gia Lâm, Hà Nội. Trú quán xã Đô Lương, huyện Nam Đường, nay là thị trấn Đô Lương, Nghệ An. 31 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Hình bộ Thượng thư, tước Hầu. Khi mất được tặng chức Lễ bộ Thượng thư hàm Thiếu Bảo.

-Trịnh Ngô Duy, người xã Vân Tùng, huyện Hiệp Hòa, nay là thôn Vân Xuyên, xã Thanh Vân, huyện Hiệp Hòa, Bắc Ninh. 38 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tông, làm quan đến chức Lại bộ Tả thị lang, hành Tham tụng, tước Lại đình hầu, được cử đi sứ nhà Thanh, mất trên đường đi. Thọ 63 tuổi, khi mất được tăng chức Binh bộ Thượng thư, tước Quận công.

-Trịnh Đồng Giai, người xã Ngọc Hoàng, huyện Yên Định, nay là xã Định Tăng, huyện Yên Định, Thanh Hóa. 25 tuổi đỗ đệ Tam giáp đồng Tiến sỹ khoa Tân Sửu, niên hiệu Bảo Thái 2 (1721) đời Lê Dụ Tôn. Làm quan đến chức Hàn lâm viện Đại chế.

-Trịnh Tuệ, nguyên quán hương Sóc Sơn, Vĩnh Phúc, nay thuộc Vĩnh Lộc, Thanh Hóa. Trú quán xã Bất Quần, nay là thôn Thọ Sơn, xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa. 33 tuổi đỗ Đệ nhất giáp Tiến sỹ cập đệ nhất danh (Trạng nguyên) khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu 2 (1736) đời Lê ý Tông. Làm quan đến chức Tham tụng Thượng thư bộ Hình, sau giáng xuống Thừa chỉ, lại thăng chức Tế tửu quốc tử giám. Khi mất được tặng hàm Hữu thị lang.

-Trịnh Xuân Thụ, người xã Hoa Lâm, huyện Đông Ngàn, nay là thôn Du Lâm, xã Hoa Lâm, Đông Anh, Hà Nội (con Trịnh Đức Nhuận). 45 tuổi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sỹ (Hoàng giáp) khoa Mậu Thìn, niên hiệu Cảnh Hưng 9 (1748) đời Lê Hiến Tông. Được cử đi sứ nhà Thanh, làm quan đến chức Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Khi mất được tặng Thị tộc, ông có tác phẩm “Sứ hoa học Bộ thi tập”.

Đặc biệt là các chúa Trịnh gồm 12 vị đứng đầu nhà Trịnh đã cùng với vua Lê trực tiếp điều hành quản lý đất nước trong 2,5 thế kỷ, đã đem lại sự ổn định và phát triển cho đất nước. Điều ngạc nhiên là chưa bao giờ họ Trịnh xưng vua, mà chỉ làm nhiệm vụ bề tôi để lo việc nước. Đây là triều đại phong kiến với hình thái chính trị xã hội rất đặc trưng đã được sản sinh ra trong hoàn cảnh và điều kiện thực tế của xã hội Đại Việt lúc bấy giờ; và cũng là triều đại lâu bền, dài nhất trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam.

Đây là thời kỳ lịch sử in đậm dấu tích về nguồn gốc lịch sử của họ Trịnh không thể phai mờ. Cùng với những dấu tích về nguồn gốc lịch sử của họ Trịnh ở những thời kỳ trước đã khẳng định họ Trịnh Việt Nam có chung nguồn gốc, nay đã phát triển thành nhiều chi phái. Cũng không phải chỉ có Chi họ Chúa, mà các Chi họ khác cũng tồn tại và phát triển rất tốt cho đến ngày nay.

Nguồn: http://trinhtoc.com/thoi-mac-va-le-trinh-goi-chung-la-thoi-le-trung-hung-1527-1788.html

Công Cuộc Xây Dựng Kinh đô Phú Xuân triều Nguyễn

ln_100

Triệu Phong

Kinh đô Phú Xuân được xây dựng ngay sau khi vua Gia Long đánh bật nhà Tây Sơn ra khỏi Phú Xuân, thống nhất sơn hà và lên ngôi hoàng đế.

Trước khi xưng đế, vua Gia Long bắt đầu cho xây dựng Hoàng Thành (tức Đại Nội) từ tháng 4 năm Nhâm Tuất (1802). Đúng hai năm sau, song song với công tác kiến trúc Hoàng Thành, vua hạ lệnh cho xây Cung Thành (tức Tử Cấm Thành). Lại đúng một năm sau (1804), vua bắt đầu cho xây Kinh Thành (còn gọi là Phòng Thành hay Hộ Thành).

Không kể đến những gì được xây dựng bên trong phạm vi của mỗi thành, nếu đem ba thành ấy (Cung Thành, Hoàng Thành và Kinh Thành) để so sánh với nhau, ai cũng thấy ngay cái thành thứ ba là đáng để ý hơn cả.

Thật vậy, công trình kiến trúc vĩ đại nhất của vua Gia Long nói riêng và triều Nguyễn nói chung, chính là Kinh đô Phú Xuân. Có thể nói đây là cổ tích lớn hơn hết của Việt Nam hiện đại.

***
Kinh đô kiến trúc kiểu Vauban. Nếu kể cả thành phụ mang tên Trấn Bình Đài (sau này gọi là thành Mang Cá), Kinh đô Phú Xuân có chu vi đáng kể đến gần 11 cây số. Thành cao 6.60m, dày trung bình 21m. Chính nhờ cái đồ sộ và vững chắc của nó mà Thành Huế vẫn còn tồn tại đến ngày nay.

Tính chất vĩ đại và kiên cố của công trình này đòi hỏi nhiều tài nguyên quốc gia đương thời, công cũng như của. Chính vua Gia Long cũng đã thú nhận trong câu mở đầu của tờ dụ ban vào tháng 3 năm Kỷ Mão (1819): “Việc xây thành là quan trọng lớn lao, của công tiêu tốn rất nhiều.”

Phần lớn nhân lực và khả năng kiến trúc của nước ta thời bấy giờ đều được vận dụng vào việc xây đắp này.
Trước khi vua Gia Long cho xây thành mới, ở Phú Xuân đã có thành cũ của các chúa Nguyễn trước kia để lại, rồi thành của Tây Sơn dựng lên. Nhưng thấy các thành cũ kia quá nhỏ hẹp, nên vua nghiên cứu địa bàn để mở rộng phạm vi cho kiến trúc mới.

Dựa theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Võ Liêm viết trong “Kinh Đô Thuận Hóa” in năm 1916, vua thân hành đi xem xét các địa điểm từ các làng Kim Long đến Thanh Hà (Bao Vinh ngày nay), đích thân đưa ra tiêu chuẩn và kích thước cần thiết để xây dựng thành lũy.

Vua Gia Long cho ngăn chận hoặc lấp một số đoạn của hai nhánh sông Kim Long và Bạch Yến, và vua cũng lợi dụng một số đoạn của hai nhánh sông này để làm hai con sông đào, một ở trong và một ở ngoài thành. Cả hai con sông ấy đều được đào vào năm khởi công xây Kinh đô Phú Xuân (1805); nhưng qua đến đời Minh Mạng, vua này mới đặt cho chúng hai cái tên đẹp và chính xác: Ngự Hà và Hộ Thành Hà.

Khởi đắp năm 1805, Kinh đô Phú Xuân choán hết địa phận của 8 làng: Phú Xuân, Vạn Xuân, Diễn Phái, An Vân, An Hòa, An Mỹ, Thế Lại và An Bửu. Làng Phú Xuân bị mất nhiều đất hơn cả, nên được vua ban số bạc bồi thường, cộng thêm ruộng đất ở chung quanh Huế và đến cả Quảng Trị và Quảng Bình. Tháng 3, 1804, vua xem xét địa thế từ làng Kim Long đến Thanh Hà, thân chế kiểu thành, rồi mới giao cho lính ở kinh và dân các tỉnh mộ về làm. Ngoài những vật hạng lấy tại chỗ và các nơi phụ cận, lại còn phải chở thêm rất nhiều đá ở Thanh Hóa vào.

Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)

Huế trước năm 1805, sông Hương có hai sông nhánh là Bạch Yến và Kim Long, mảnh đất giữa sông Kim Long với sông Hương gọi là Vương Đảo nơi các chúa Nguyễn đặt kinh đô, cũng là nơi mà thành Huế sau này được dựng lên, nhưng có thể lệch đi chút ít. (Hình bổ túc thêm nhiều chi tiết của Triệu Phong)

Trung Tá Ardant du Picq, qua bài viết “Les Fortifications de la Citadelle de Hué,” đăng trong Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH) số XI, năm 1924, đặt nghi vấn ai là người thiết kế sơ đồ? Phải chăng là Đại Tá Olivier de Puymanel, một trong những cộng sự người Âu của vua Gia Long. Tuy nhiên, vị sĩ quan này đã chết vào năm 1799, trong khi công trình xây dựng Kinh đô Phú Xuân chỉ bắt đầu vào năm 1805. Như vậy công trình xây dựng có thể được tiến hành theo các sơ đồ vẽ trước của Olivier, và vua Gia Long đã lược bớt để xây cho hợp với địa hình.

Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)

Sau 1805, sông Kim Long hầu như mất hẳn, còn chăng là đoạn biến thành Ngự Hà ở trong Thành Nội, còn sông Bạch Yến thì bị đứt đoạn khi tiếp xúc với Hộ Thành Hà, là đoạn sông đào chạy giáp quanh ba mặt Kinh Thành, ăn thông với sông Hương và Ngự Hà. (Hình: Triệu Phong)

H. Cosserat trong bài “La Citadelle de Hue: Cartographie,” đăng ở BAVH số XX, năm 1933 có đoạn viết: “… chính sự xây dựng Kinh đô Phú Xuân, cũng như nhiều thành khác trong nước sau đó, không còn mảy may nghi ngờ nào là chúng đều được hoàn toàn do người An-Nam chuẩn bị và nói chung, được thực hiện dưới quyền kiểm soát, đốc công và chỉ dẫn của riêng họ.”

***
Vua Gia Long không chọn xây kinh đô xa Phú Xuân, nơi các chúa Nguyễn đã đặt phủ chúa từ năm 1687. Vị trí này thực ra đáp ứng hoàn toàn điều kiện an ninh đòi hỏi cho một kinh đô vì gần núi để có chỗ ẩn khi gặp biến cố hiểm nguy, cũng khá xa bờ biển để khỏi bị cướp biển quấy phá, cùng sự hoạt động của các tàu chiến nước ngoài. Mặt khác, thuyền đi biển có thể lên gần đến Phú Xuân; như vậy về mặt thương mãi, Phú Xuân có tất cả thuận lợi của một cảng sông mà không bị trở ngại quân sự hay chính trị.

Mộc bản phác họa kinh thành Huế nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh thành khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)

Mộc bản phác họa Kinh đô Phú Xuân nhìn từ mặt sau. Thành Huế chu vi gần 11 cây số có hào nước bao bọc chung quanh, bảo vệ bên ngoài còn thêm hệ thống sông đào gọi là Hộ Thành Hà. Kỳ đài Phu Văn Lâu ở phía trước, nhìn ra sông Hương và núi Ngự Bình xa hơn bên phía hữu ngạn, đóng vai trò của một bức bình phong, che chắn kinh đô khỏi những ác khí. (Hình: Bulletin des Amis du Vieux Hué, 1933)

Mặt chính của Kinh đô Phú Xuân phải quay về phía Nam, đó là hướng truyền thống và trục của cung vua phải nằm trong hướng thuận lợi của địa bàn địa lý. Trục theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, là hướng thuận lợi nhất, vì nó là hướng có núi Ngự Bình, cao 104m, cách sông Hương 3 cây số về phía Nam, tạo cho cửa chính được bảo vệ như một bức bình phong, chống lại tất cả những ảnh hưởng tác hại và những quyền lực vô hình. Kế đó, hai hòn đảo nhỏ của sông Hương ở phía thượng và hạ nguồn, Cồn Hến và Cồn Dã Viên làm “tả thanh long hữu bạch hổ” chầu trước mặt Kinh đô Phú Xuân, vua ngồi trên ngai nhìn về hướng Nam, làm cho vị trí ấy rất thuận lợi.

Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh Thành Huế ở mặt trước. (Hình: BAVH)

Mộc bản triều Nguyễn phác thảo Kinh đô Phú Xuân ở mặt trước. (Hình: BAVH)

Theo Đại Nam Thực Lục Chính Biên, Kinh đô Phú Xuân được khởi công xây dựng vào ngày 18 tháng 5, 1805. Các sử quan thuộc Quốc Sử Quán triều Nguyễn viết: “Ất Sửu, năm thứ tư, mùa hạ, tháng Tư… Ngày Quí Mùi, xây đắp kinh đô… Lấy biền binh ở Kinh, Thanh Nghệ, Bắc Thành, quân và dân Quảng Đức, Quảng Trị, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định sung làm việc.”

Theo nội dung các tờ truyền ở Mục Lục Châu Bản triều Nguyễn, con số dân và lính triều đình đòi về kinh đô làm việc được ghi chép rõ ràng. Các dinh như Quảng Đức (Thừa Thiên): 4,421 quân dân; Quảng Trị: 4,151; Quảng Bình: 2,388; Quảng Nam: 7,495; Bình Định: 2,225; và Trấn Qui Nhơn: 2,436. Tổng cộng: 23,116 người. Ngoài ra còn có bảy tờ truyền khác gửi đi để đòi “viên quân” các dinh đồn, vệ, đội, quân dinh “hạn đến ngày 20 tháng 4 có mặt tại Kinh, điểm danh khởi công,” con số này có thể từ năm đến bảy ngàn người. Như vậy số dân công phải trên ba mươi ngàn, đó là chưa kể đến các thợ chuyên môn như mộc, hồ, đúc, chạm v.v…, bấy giờ đang làm việc trong Đại Nội, một công trình vốn đã được khởi công từ ba năm trước (1802) và trong Tử Cấm Thành (1804).

Tuy nhiên, số dân công có thể thay đổi tùy theo giai đoạn. Như vào năm 1818, thương gia Pháp Anguste Borel có dịp ghé Huế và ghi lại cho chúng ta biết trong “A Modern History of Vietnam,” số dân công làm việc bấy giờ lên đến 8 vạn, ông viết: “When we arrived at Hue, 80,000 men were busy to construct a huge wall in brick”.

Trong đợt thi công đầu tiên vào mùa hè năm 1805, dân và lính được huy động để ngăn sông, đào hào và đắp lên một cái thành sơ khởi bằng đất.

***

Trong quãng thời gian xây dựng Kinh Thành, Hoàng Thành, Cung Thành, đền đài, miếu điện, công thự, kiều lộ, lăng tẩm, v.v… , sức lực của dân chúng và lính tráng bỏ ra được trả công ra sao? Có hai nguồn tài liệu nói đến vấn đề này, một từ sử ký triều Nguyễn và một từ những người Tây Phương có dịp ghé đến nước ta thời bấy giờ.

Theo Đại Nam Thực Lục chính Biên, sử thần triều đình ghi rằng dân công được triều đình trả một cách rộng rãi. Trong lần khởi công xây đắp Kinh đô Phú Xuân, sau khi quân dân từ các dinh trấn tề tựu về kinh rồi, vua “ưu cấp tiền gạo” cho mỗi người. Thế rồi, “vua thấy công việc nặng nhọc, nghĩ để cho dân đỡ mệt, hạ lệnh mỗi buổi sáng làm đến giờ ngọ thì phải nghỉ, buổi chiều đến giờ dậu thì thôi, ai đau ốm được cấp thuốc thang điều trị.”

Mới đầu, thành chỉ đắp bằng đất nên từ tháng 4 đến tháng 8, đã hoàn tất. Sang năm 1807 lại tiếp tục công việc cho đến mãi cuối triều Gia Long. Sau 4 tháng đầu, vua Gia Long “cho binh đinh làm việc về quê nghỉ ngơi, cấp cho lương đi đường hằng ngày…”

Nhìn chung, chúng ta thấy triều đình Gia Long đã có để ý đến đời sống của dân công, từ giờ giấc làm việc đến tiền gạo ăn uống. Tuy nhiên nếu nhìn sự kiện bằng một chiều hướng khác, từ những người ngoại quốc, thì vấn đề xem ra có phần trái ngược.

Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)

Chợ Đông Ba trước cửa thành đặt cùng tên, nằm bên bờ sông Gia Hội (Hộ Thành Hà). Chợ nhóm họp suốt ngày đêm, nên mới có câu đối mà chưa ai họa lại được: “Chợ Đông Ba, đông ba buổi.” Chợ này về sau dọn ra vị trí hiện nay và dân gian có câu: “Chợ Đông Ba dọn ra ngoài dại” do hồi trước nơi đây là bãi đất bỏ hoang, cỏ dại mọc đầy, quanh năm dại nắng dại mưa. (Hình: BAVH)

Năm 1818, Auguste Borel, thuyền trưởng thương thuyền La Paix, sau 4 tháng cư ngụ tại Huế và có dịp mục kích mọi sinh hoạt ở đây, nhất là việc xây gạch mặt ngoài Kinh đô Phú Xuân, cho biết:

“Nghề nông bị lãng quên, một phần vì khí hậu oi bức làm dân chúng lười biếng, nhưng phần chính là vì nhà vua trưng dụng hầu hết mọi người để kiến trúc thành lũy cùng những công tác khác (dĩ nhiên là không trả lương). Khi chúng tôi đến Huế thì có 80,000 người đang bận rộn xây dựng một bức thành đồ sộ bằng gạch.

“Nhiều công nhân đang nấu kim loại để đúc dã pháo. Vua nghĩ rằng sự khốn khổ sẽ giữ được dân chúng, thích hợp cho chế độ chuyên chế. Chính nhờ sự chuyên chế đó mà vua mới ngồi yên được trên ngai vàng. Như vậy nhà vua đã rút tỉa hết tất cả mọi tài nguyên đáng lẽ được dùng để làm cho quốc gia thịnh vượng; và ngăn chận mọi sự tiến bộ có thể thực hiện được nhờ vào nông nghiệp. Khi Chaigneau và Vannier khuyên Gia Long nên phát triển ngành thương mãi để đem lại sự giàu mạnh cho nước nhà, thì vua trả lời: ‘Nếu dân chúng được giàu có thì chúng sẽ trở nên khó bảo.’”

Paul Rheinart, một chính khách từng ở lâu năm tại nước ta, trong bức thư viết gởi cho thống đốc Pháp tại Nam Kỳ, có những nhận xét về dân tình trong xã hội Việt Nam vào thế kỷ 19:

“Dân Việt Nam đối với triều đình, chẳng khác gì một bầy thú mà triều đình là chủ; triều đình muốn sử dụng thế nào tùy ý. Triều đình không cần xét xem bầy thú của mình có no ấm thịnh vượng hay không, mà chỉ cần biết nó ngoan ngoãn là đủ… Đối với dân, triều đình chỉ có quyền lợi chứ không có bổn phận nào, trái lại dân chỉ có bổn phận mà thôi.”

Một chứng nhân khác, Giám Mục Eyot, đã không khỏi xúc động khi chứng kiến tại chỗ, cảnh bóc lột sức lao động quá mức của triều đình nhà Nguyễn, lúc họ bắt dân chúng phải chịu quá nhiều gian khổ để xây cất Hoàng Thành vào năm 1804, trong bức thư viết vào tháng Bảy cùng năm, Giám Mục Eyot viết:

“Thuế rất cao. Nhà vua ưa kiến thiết nhiều cho đô thị mới nên dân chúng phải khổ cực vì sưu dịch nặng… Hiện đang xây đắp Hoàng Thành… Vì số dân công rất đông và không ai được rời xa nhiệm sở nên mùi xú uế bốc lên thật khó chịu. Ngoài ra nhiều người phải dầm mình dưới nước và bùn ngập. Không ai có thể chịu đựng được lâu, cần có người khác thay phiên. Dân công còn bị quất bằng roi mây nên có khi phải thuê người làm thay. Dân chúng kêu ca nhưng nhà cầm quyền chẳng buồn nghe.”

Trong khi lương hằng tháng mỗi dân công là 1 quan 5 tiền, có người lại dám bỏ ra 1 quan để thuê kẻ khác làm thay cho mình trong một ngày. Mới xây Hoàng Thành mà đã như vậy, huống chi khi xây Kinh đô Phú Xuân, một công trình lớn lao, đòi hỏi nhân lực gấp trăm lần.

***

Năm 1818, thành mới bắt đầu được xây gạch ở hai mặt Nam và Tây, rồi đến mặt Bắc, công việc giao cho Hoàng Công Lý, Trương Phúc Đảng và Nguyễn Đức Sỹ, đến năm sau thì xong. Năm 1820, mưa lớn làm đổ mất 1,200m phải sửa chữa lại. Năm 1821, tiếp tục công việc và xây gạch mặt phía Đông.

Năm 1822 lại mưa lớn, làm hỏng 8,228m, phải giao cho Trần Văn Nang, Nguyễn Văn Vân sửa. Qua năm 1824, còn tu bổ một lần nữa công việc mới thật hoàn thành.

***

Kinh đô Phú Xuân được xây trong suốt 27 năm (1805-1832), dưới hai đời Gia Long và Minh Mạng. Thành có chu vi 9,949m, cao hơn 6m, dày 20m, ở giữa là đất, hai mặt trong và ngoài xây bằng gạch. Chung quanh bên ngoài có hào rộng 22.8m và sâu 4m. Giữa dãy hào và tường thành có chừa một con đường ven hào rộng 10m. Từ dãy hào này ra xa chừng 250m có thêm hệ thống sông đào gọi tên là Hộ Thành Hà, ăn thông với sông Hương, chạy bọc ba mặt Tây, Bắc và Đông, dài 7km và rộng 35m, làm vòng đai bảo vệ mặt ngoài cùng của Kinh đô.

Nhô ra ngoài về góc Đông Bắc của Kinh đô có xây một thành phụ gọi là Thái Bình Đài. Đến năm 1836 đổi tên thành Trấn Bình Đài, sau lại được gọi là Thành Mang Cá. Chu vi thành là 986m, hào phía ngoài ăn thông với hào của Kinh đô. Trấn Bình Đài được xây để giữ an ninh cho Bao Vinh, thời bấy giờ là nơi thị tứ quan trọng, thuyền sông tàu biển lui tới mua bán tấp nập, đồng thời giữ phòng thủ hai nhánh Sông Hương ở hạ nguồn.

Kinh đô Phú Xuân có 10 cửa chính, mỗi cửa 3 tầng, cao chừng 16m. Tất cả xây năm 1809. Mười cửa gồm: Cửa Chánh Bắc hay Cửa Hậu, Tây gọi là Mirador I; Cửa Tây Bắc hay Cửa An Hòa, tức Mirador II; Cửa Chánh Tây; Cửa Tây Nam tức Cửa Hữu; Cửa Chánh Nam hay Cửa Nhà Đồ; Cửa Quảng Đức (Hồi kinh đô thất thủ lúc 7 giờ 30 sáng ngày 23 tháng 5 năm Ất Dậu, vua Hàm Nghi cùng lưỡng cung đình thần chạy ra cửa này, theo bờ sông đi lên chùa Linh Mụ, rồi ra La Chữ, Quãng Trị). Dân Huế còn gọi cửa này là Cửa Sập vì bị đổ nát do lụt lội nhưng hiện nay đã được xây lại; Cửa Thể Nhơn tức Cửa Ngăn (vua thường dùng con đường từ Hoàng Thành ra đến sông Hương đi qua cửa này, hai bên có xây thành cao ngăn lại); Cửa Đông Nam còn gọi là cửa Thượng Tứ; Cửa Chánh Đông hay Cửa Đông Ba, đặt theo tên một xóm ở phía trước; Cửa Đông Bắc hay còn gọi là Cửa Kẻ Trài và cũng là Cửa Mirador X, theo người Tây.

Thành Huế nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh Thành thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)

Thành Phú Xuân nhìn từ cao. 10 cửa của Kinh đô thông với ngoại thành, trên có vọng lâu, cao tổng cộng 16 m, bên ngoài có hào nước rộng khoảng 22m, sâu 4m. Ngoài ra, giữa hào với thành có chứa thêm lối đi rộng 10m. (Hình: BAVH)

Năm 1824, vọng lâu được xây thêm trên hai cửa Chánh Đông và Đông Bắc, rồi đến các cửa Chánh Tây, Tây Nam, Chánh Nam, Quảng Đức và Đông Nam vào năm 1829. Năm 1831 ở hai cửa còn lại Chánh Bắc và Tây Bắc.

Ngoài 10 cửa thông với ngoại thành, còn một cửa thông với Trấn Bình Đài gọi là Trấn Bình Môn, cửa này không có vọng lâu và chỉ cao chừng 5m. Phía Nam của Trấn Bình Đài có một cửa thông ra bên ngoài, gọi là Cửa Trường Định, còn có tên là Cửa Trít, không có vọng lâu và không cao quá thành.

Tại chính giữa và ở về mặt Nam của Kinh đô, có Kỳ Đài mà dân chúng gọi nôm na là Cột Cờ, xây bằng gạch từ năm 1809. Đài có 3 tầng, tầng dưới cao 5.6m, tầng giữa cao 5.8m và tầng trên cao 6m. Ở tầng trên và chính giữa có dựng cột cờ cao 29.52m, chia làm 2 tầng. Sau nhiều lần cột bị gãy do bão và chiến tranh, năm 1947 cột được xây lại bằng bê tông cốt sắt gồm ba tầng và cao 37m. Trên đài có 8 nhà để súng và 2 điếm canh. Lúc trước mỗi khi có tuần hành, tại đây đều treo cờ hiệu riêng. Thường ngày có quan chức coi việc leo lên, dùng ống thiên lý để quan sát ngoài mặt biển.

Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)

Kỳ đài Phu Văn Lâu ngày nay. (Hình: Lưu Ly/Wikipedia)

Trên bốn mặt Kinh đô có xây tất cả 24 pháo đài, nơi đặt súng đại bác để phòng thủ, xây từ năm 1818 và do chính Vua Gia Long đặt tên, mà chữ đầu lấy tên theo phương hướng. Mặt Nam có các đài Nam Minh, Nam Hùng, Nam Thắng, Nam Chính, Nam Xương và Nam Hanh. Mặt Đông có Đông Thái, Đông Trường, Đông Gia, Đông Phụ, Đông Vĩnh và Đông Bình. Tây có Tây Thành, Tây Tuy, Tây Tĩnh, Tây Dực, Tây An và Tây Trinh. Bắc có Bắc Định, Bắc Hòa, Bắc Thanh, Bắc Trung, Bắc Thuận và Bắc Điện.

Tại mỗi đài có 1 kho thuốc súng, xây ở phần lồi của lũy thành và được bảo vệ bằng đất. Ngoại trừ hai đài ở phía Bắc của Cửa Chính Đông và Tây Thành Thủy Quan, mỗi nơi có hai kho. Bọc lũy thành có nhiều lỗ châu mai để đặt đại bác. Ba cái cho một sườn và năm cái cho mỗi mặt của mỗi pháo đài hay mỗi đài quan sát. Dọc mé thành có các vệ quân đóng giữ, mỗi vệ có 10 đội, mỗi đội có 50 lính.

Ngoài ra, một số bộ phận quan hệ mật thiết và gắn liền với Kinh đô Phú Xuân cũng tuần tự được xây dựng ở bên trong lẫn ngoài thành, như: Phu Văn Lâu (1819), Quốc Tử Giám (1821, 1908), Quốc Sử Quán (1821), Lầu Tàng Thơ (1825), Lục Bộ (1827), Tôn Nhơn Phủ (1832), Quan Tượng Đài (1836), Cơ Mật Viện tức Tam tòa (1832), Nghênh Lương Đình và Thương Bạc Viện (1875), Viện Bảo Tàng (1923)…

***

Vào thời Minh Mạng ở nội thành vẫn chưa có cư dân, ngay cả bên ngoài, giữa Kinh Thành và Hộ Thành Hà cũng vậy. Sang đến đời Tự Đức, nhà cửa mới dần dần mọc lên, lúc đầu là nhà của các quan trong triều, rồi đến bà con của họ, người quen, người cùng làng… Thế rồi thành xóm, thành chợ, nhưng vẫn chưa nằm trong hệ thống làng xã của thế kỷ 19.

` Nội thành được Trung Tá Ardant du Picq miêu tả như sau: “Đại Nội nằm trong Kinh đô, bao quanh bằng hào và tường cao. Chung quanh là một thành phố bản xứ chính hiệu với lục bộ, dinh thự của quan lại triều đình, nhà ở của người buôn bán hay cửa hàng tiểu công nghệ bản xứ, trường học, vườn tược, miếu chùa… “

Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)

Xa giá của vua tiến vào Đại Nội qua cửa Ngọ Môn, trở về sau lễ tế Nam Giao. (Hình: Triệu Phong sưu tầm)

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh đô Phú Xuân năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh đô trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh đô. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.”

Phê bình kiến trúc Kinh đô Phú Xuân, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh đô Phú Xuân nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.”

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh đô Phú Xuân năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.”

Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.

John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, miêu tả: “Khoảng diện tích trong thành có nhiều con đường đều đặn và rộng rãi, chạy cắt nhau ở những góc vuông… Những điều đầu tiên bên trong nội thành gây sự tò mò của chúng tôi là những kho lúa của triều đình. Chúng tạo thành những dãy khổng lồ của nhiều căn được sắp đặt theo một thứ tự đều đặn, chứa đầy lúa gạo, mà chúng tôi nghe nói có thể nuôi cả kinh thành trong nhiều năm. Sự tích trữ lương thực này có tác dụng giữ vững chính sách độc đoán của triều đình… Những kiến trúc binh xá ở đây thật tối ưu. Kể về phương diện có hàng lối ngăn nắp và sạch sẽ thì các binh xá này tỏ ra không thua kém so với các đạo quân được tổ chức tốt nhất ở Âu Châu. Chúng dàn trải và bao bọc toàn bộ phần ngoài Kinh Thành. Nghe nói thường có từ 12,000 đến 13,000 người trong đạo quân thường trực ở các binh xá tại kinh đô.” Phê bình kiến trúc Kinh Thành Huế, Le Rey, thuyền trưởng tàu Henri, người từng đến Huế năm 1819 phê bình: “Kinh Thành Huế nhất định là thành lũy đẹp và đều đặn nhất ở Indo-China, kể cả hai thành do người Anh làm là William ở Calcutta và Saint Georges ở Madras.” John Crawfurd, nhà du lịch người Anh từng được phép viếng thăm Kinh Thành Huế năm 1822, lúc về nước viết sách ca ngợi công trình của nó và kết luận: “Không cần phải nói, đối với một pháo đài như thế này một kẻ thù ở Á Châu không làm gì hạ nổi. Nhược điểm lớn nhất của nó ở chỗ nó rộng mênh mông. Tôi tưởng phải cần đến ít nhất một đạo quân 50,000 người mới đủ cho sự phòng thủ.” Oái oăm thay, thành lũy này lại it nhất hai lần thất thủ và chỉ trong thời gian nhanh chóng nhất. Lần thứ nhất vào ngày 5 tháng Bảy năm 1887, cái ngày mà mọi người dân Huế đều gọi là ngày Kinh Đô Thất Thủ, nhiều trăm người dân vô tội bị chết vạ oan, hiện nay hằng năm, người dân Huế làm lễ cầu hồn rất trang nghiêm tại ngã tư Âm Hồn, bên trong cửa Đông Ba. Lần thứ hai vào dịp Tết Mậu Thân, 1968, thành mất chỉ trong một buổi sáng. Đó là một dấu hỏi lớn về mặt chiến thuật và chiến lược của nó.

Toán lính giữ thành thời nhà Nguyễn qua nét ký họa của Brossard de Corbigny, trích trong cuốn “Vòng Quanh Thế Giới,” in năm 1878. (Hình: BAVH)

Sau khi Kinh đô Phú Xuân bắt đầu được xây dựng từ năm 1805, bộ mặt của Huế đã có nhiều thay đổi. Một số làng mạc bị xóa mất, chỉ còn chăng là cái tên trong sử sách. Một số dòng sông chảy qua Huế xưa cũng vậy, nay còn lại rất ít di tích. Ngày nay nhìn lại, không ai có thể hình dung được Huế đã có một sự thay đổi lớn lao như vậy, ít ai nghĩ đến chuyện lấp sông đào hào, lấp hồ đào kênh, mà cứ tưởng rằng Kinh đô to lớn ấy được xây trên vùng đất đã có sẵn như vậy.

Chỉ riêng Kinh đô Phú Xuân cũng đủ để cho mọi người thán phục tài năng và công lao xây đắp của tiền nhân. Công lao xây dựng ấy không chỉ riêng của một vị vua, một dòng họ hay một triều đại, mà là của chung cả hàng vạn dân chúng Việt Nam đương thời. Mồ hôi nước mắt của mọi giai tầng trong xã hội của một thời đã đổ ra, đôi khi với những hy sinh xương máu, để kiến tạo nên một kỳ công, hay đúng hơn một kỳ quan cho đất nước.

Tài liệu tham khảo:

– Bộ sách Bulletin des Amis du Vieux Hue, bản tiếng Pháp lẫn bản Việt ngữ của nhà xuất bản Thuận Hóa.
– Cố Đô Huế của Thái Văn Kiểm.
– Niên san Nghiên Cứu Việt Nam, 1973.
– Đời Sống Văn Hóa Cung Đình – Lê Nguyễn Lưu.
– Huế Đẹp và Thơ – Thi Long.
– Kiến Trúc Cố Đô Huế – Phan Thuận An.

Nguồn: https://nghiencuulichsu.com/2015/09/26/cong-cuoc-xay-dung-kinh-thanh-hue/

Kinh đô PHÚ XUÂN – Kinh đô của Đại Việt dưới triều Tây Sơn

Sau khi giải phóng Thuận Hóa – Phú Xuân, Nguyễn Huệ tiếp tục tiến quân ra Bắc phò Lê diệt Trịnh. Khi trở về, Nguyễn Huệ được Nguyễn Nhạc phong làm Bắc Bình Vương, giữ trọng trách cai quản trực tiếp địa bàn từ đèo Hải Vân trở ra.

Bối cảnh đất nước lúc bấy giờ, ở phía Nam lực lượng của Nguyễn Phúc Ánh trỗi dậy, phía Bắc vua Lê cầu viện nhà Thanh nhằm củng cố ngai vàng. Lợi dụng sự cầu viên đó, nhà Thanh đã cử Tôn Sỹ Nghị dẫn 29 vạn quân tràn vào đất Bắc (11/1788). Đứng trước tình thế đó, phải có “chính danh” để dẫn quân ra Bắc, Bắc Bình Vương Nguyễn Huệ chính thức lên ngôi Hoàng đế.

Phú Xuân trở thành kinh đô của triều đại Tây Sơn, nơi xuất phát những ý tưởng, chủ trương, chính sách hướng tới xây dựng một đất nước thống nhất, tiến hành cải tổ trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục tiến bộ, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và kế thừa tinh hoa của cha ông xưa.Ngày 22/12/1788, Nguyễn Huệ tổ chức Lễ tế trời tại núi Bân, công bố chiếu lên ngôi, lấy niên hiệu là Quang Trung, điểm binh và tiến ra Bắc.

Diện mạo của kinh đô Phú Xuân dưới thời Tây Sơn không khác mấy so với khi còn là thủ phủ của chúa Nguyễn. Triều Tây Sơn chủ yếu chỉ trùng tu, sửa chữa những cung điện cũ mà không chú trọng xây mới.

Sau khi Quang Trung mất (16/9/1792), Nguyễn Quang Toản lên nối ngôi lấy niên hiệu là Cảnh Thịnh. Ông là người có học vấn, nhưng thiếu tài “kinh luân”, nên phó mặc việc triều chính cho đại thần văn võ. Đây chính là nguyên nhân để triều Tây Sơn suy yếu và đi đến diệt vong.

Núi Bân, noi Nguyễn Huệ công bố lên ngôi Hòang đế (22-12-1788)

Theo Địa chí Thừa Thiên Huế – Phần Lịch sử

(Nhà Xuất bản Khoa học xã hội – năm 2005

Nguồn: https://www.thuathienhue.gov.vn/vi-vn/Thong-tin-du-dia-chi/tid/Phu-Xuan-Kinh-do-cua-Dai-Viet-duoi-trieu-Tay-Son/newsid/4303836E-B483-44CB-BBD8-1A636AB6B75B/cid/C9C3B49B-0564-48F5-B02A-A39D7CB154C7

Đoan Môn tại Hoàng thành Thăng Long thuộc thời Lê Trung Hưng

Ngày 28/12, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội báo cáo kết quả khai quật khảo cổ học khu vực Đoan Môn – chính điện Kính Thiên năm 2016.

Theo Giáo sư Phan Huy Lê, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam: Từ trước tới nay, các nhà sử học kết luận Đoan Môn thuộc thời Lê Sơ. Điều rất mới trong lần khai quật này là đủ cơ sở kết luận Đoan Môn không phải thời Lê Sơ mà Đoan Môn ở vị trí của thời Lê Trung Hưng.

Doan Mon tai Hoang thanh Thang Long thuoc thoi Le Trung Hung - Anh 1

Các nhà nghiên cứu và đại biểu thăm hiện tường khai quật khảo cổ học khu vực chính điện Kính Thiên. Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN

Đồng thời, Giáo sư cũng khẳng định Đoan Môn thời Lê Sơ chắc chắn cũng gần khu vực này. Phát hiện trên là điểm rất mới và có thể cho chúng ta hình dung được quy hoạch của Cấm thành thời Lê, từ Lê Sơ đến Lê Trung Hưng có sự thay đổi. Qua đợt khảo cổ năm 2016, tầng văn hóa thời Lê phát hiện khá rõ nét, hai địa tầng thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng tách ra rõ ràng. Đồng thời, không gian điện Kính Thiên ngày càng hiện lên rõ nét trong nhận thức của các nhà sử học.

Năm nay, các nhà sử học tiếp tục khẳng định tầng văn hóa của khu Đoan Môn – điện Kính Thiên kéo dài liên tục từ Đại La qua thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn và phong phú hơn so với khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu và khu Vườn Hồng. Nếu bên khu khảo cổ học 18 Hoàng Diệu, tầng văn hóa hiện rõ nhất là Đại La, Lý, Trần, còn thời Lê Sơ và Lê Trung Hưng mờ nhạt thì ở khu vực chính điện Kính Thiên các địa tầng văn hóa xuất hiện liên tục từ đầu đến cuối. Đặc biệt, địa tầng văn hóa Đại La xuất hiện rõ nét qua đợt khai quật lần này. Cùng với dấu tích của các đợt khai quật trước, các khoa học bước đầu đã hình dung được phạm vi thành Đại La. Một mặt, dấu tích của đường nước lớn trong các lần khai quật năm trước và dấu tích các móng trụ bằng sành, sỏi thời Lý xuất hiện trong lần khai quật năm nay. Dù chưa thể khẳng định đây là trung tâm Cấm thành Thăng Long thời Lý một cách chắc chắn nhưng có thể khẳng định là bộ phận quan trọng trong Cấm thành Thăng Long.

Như vậy, kết quả khai quật thăm dò khảo cổ học khu vực chính điện Kính Thiên năm 2016, các nhà khảo cổ học khẳng định đã làm rõ thêm một phần không gian chính điện Kính Thiên thời Lê Trung Hưng và Lê Sơ, tiếp tục làm rõ thêm một phần không gian kiến trúc quan trọng của Hoàng thành Thăng Long thời Lý.

Khai quật khảo cổ học khu vực điện Kính Thiên năm 2016 tiếp tục xác định tầng văn hóa có niên đại kéo dài từ khoảng thế kỷ VIII – IX đến thế kỷ XIX – XX; tiếp tục xác định được các dấu tích ở Trục trung tâm có niên đại kéo dài từ thời Lý đến thời hiện đại… Mặc dù hố đào còn rất nhỏ, các di tích thường chồng xếp, cắt phá rất phức tạp nhưng trong nghiên cứu tổng thể vẫn góp phần nhận diện rõ thêm một bước kiến trúc tổng thể của khu vực Trung tâm qua các thời trên những nét lớn như sau:

Các phát hiện mới đó vừa khẳng định các kết luận sơ bộ của những năm trước, vừa gợi mở thêm các nghiên cứu trong thời gian sắp tới. Qua đó có thể thấy, dấu tích Hoàng thành Thăng Long với các tiêu chí nổi bật toàn cầu tiếp tục được chứng minh rõ thêm nhưng vẫn còn nguyên các bí ẩn ở dưới lòng đất đòi hỏi phải tiếp tục nghiên cứu kiên trí, tổng thể và lâu dài.

Mục tiêu chung qua các đợt khai quật tại khu vực trung tâm Hoàng thành Thăng Long là nâng cao nhận thức về Cấm thành qua các thời kỳ theo khuyến nghị của UNESCO, tạo cơ sở để phục dựng không gian điện Kính Thiên.

Đinh Thị Thuận (TTXVN)

Nguồn: http://www.baomoi.com/doan-mon-tai-hoang-thanh-thang-long-thuoc-thoi-le-trung-hung/c/21196832.epi

Nhà Mạc đắp thêm thành Đại La

Năm 1588, để đề phòng những cuộc tiến công của quân Lê – Trịnh, nhà Mạc lo tăng cường hệ thống thành lũy phòng vệ quanh thành Thăng Long. Nhà Mạc huy động dân bốn trấn vùng đồng bằng “đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đại La ở Thăng Long.

Thành Đại La

Thành Đại La

Về cấu trúc thành lũy, thành Đông Kinh thời Lê sơ, hay Thăng Long thời Mạc vẫn dựa trên cơ sở thành Thăng Long – Đông Đô thời Lý, Trần.

Vòng thành ngoài cùng vẫn mang tên thành Đại La. Năm 1477, Lê Thánh Tông cho xây dựng lại vòng thành này trên cơ sở thành cũ.

Vòng thành thứ hai được chính thức gọi là Hoàng thành. Năm 1474 và 1500, nhà Lê cho sửa chữa và xây dựng lại tường thành phía tây và phía đông của Hoàng thành. Năm 1516, Hoàng thành được mở rộng thêm về phía đông “đắp thành to rộng mấy nghìn trượng”.

Vòng thành trong cùng gọi là Cung thành hay Phượng thành. Năm 1490, vòng thành này cũng được mở rộng.

Năm 1588, để đề phòng những cuộc tiến công của quân Lê – Trịnh, nhà Mạc lo tăng cường hệ thống thành lũy phòng vệ quanh thành Thăng Long. Nhà Mạc huy động dân bốn trấn vùng đồng bằng “đắp thêm ba lớp lũy ngoài thành Đại La ở Thăng Long, bắt đầu từ phường Nhật Chiêu (nay là phường Nhật Tân, quận Tây Hồ – Hà Nội), vượt qua Hồ Tây, qua Cầu Dừa (nay là ô Chợ Dừa thuộc phường Thịnh Quang, quận Đống Đa – Hà Nội) đến Cầu Dền (nay là Ô Cầu Dền, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng – Hà Nội), suốt đến Thanh Trì, giáp phía tây bắc sông Nhị Hà, cao hơn thành Thăng Long đến vai trượng, rộng 25 trượng, đào 3 lớp hào, đều trồng tre, dài tới mười mấy dặm để bọc phía ngoài thành” (Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 164).

Những tòa ngang dãy dọc của “thành Đại La xưa”

Những tòa ngang dãy dọc của “thành Đại La xưa”

Trên bản đồ Hà Nội hiện nay, thành này bắt đầu từ Nhật Tân, chạy theo đường phía tây Hồ Tây, qua Bưởi, Ô Cầu Giấy, theo đường Giảng Võ – La Thành, qua Ô Chợ Dừa, Kim Liên, rồi theo đường Đại Cồ Việt, qua Ô Cầu Dền, theo đường Trần Khát Chân, tới Ô Đống Mác, ra tới chân đê sông Hồng. Thành này rộng hơn thành Đại La và đưa toàn bộ khu Hồ Tây vào trong phạm vi thành Thăng Long đời Mạc.

Năm 1592, sau khi đánh bại quân Mạc ở Thăng Long, Mạc Mậu Hợp chạy sang bên kia sông Nhị Hà, chiếm cứ một dải sông để tự vệ, Trịnh Tùng toan dẫn quân qua sông tiến đánh. Nhưng bấy giờ Trịnh Tùng trúng kế hoãn binh của hàng tướng nhà Mạc là Nguyễn Quyện: “Lệnh cho các quân san phẳng lũy đất thành Đại La dài đến mấy nghìn trượng, phát hết bụi rậm gai góc, cày lấp hào rãnh, phá hết thành đất bằng, không mấy ngày là xong. Đây là mưu của Nguyễn Quyện để làm kế hoãn binh cho họ Mạc” (Toàn thư, tập III, Sđd, tr. 173)… Tuy nhiên, quân Trịnh trong thực tế cũng không san bằng hết được toàn bộ vòng thành Đại La, chúng ta còn thấy nhiều đoạn thành Đại La do nhà Mạc đắp khá rõ, đó là: đoạn đường đất khá cao chạy từ chợ Bưởi cho đến Cầu Giấy, hoặc đoạn đường chạy từ Ô Chợ Dừa cho đến đầu khu tập thể Kim Liên (đầu phố Đào Duy Anh – Hà Nội, ngày nay), hoặc đoạn đường đê chạy từ đầu Ô Cầu Dền (Bạch Mai) đến Ô Đống Mác vừa được san đi để mở đường Trần Khát Chân…

Nguồn: http://homacvietnam.vn/?p=489

Hoàng thành Đông Kinh thời Lê Sơ (1428-1527)

Cuối thời Trần, chính sự mục nát, triều đình bị Hồ Quý Ly thao túng. Năm 1397, Hồ Quý Ly ép vua Thuận Tông là con rể của mình phải dời đô từ Thăng Long vào Tây Đô (Thanh Hóa), đổi tên Thăng Long thành Đông Đô. Năm 1400, Hồ Quý Ly truất ngôi vua của cháu ngoại mình là Trần Thiếu Đế, lên làm vua, lập ra nhà Hồ, lấy quốc hiệu là Đại Ngu, vẫn đóng đô ở Thanh Hóa. Giặc Minh phương Bắc thấy nước ta có biến, bèn lập kế “Phù Trần diệt Hồ”, lấy cớ đưa quân sang giúp nhà Trần giữ cơ nghiệp, nhưng kỳ thực là xâm chiếm nước ta. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly rơi vào tay giặc Minh, nước ta lại bị giặc Bắc đô hộ, thành Đông Đô bị nhà Minh đổi thành Đông Quan, hàm ý rằng nước ta chỉ là một phần trong lãnh thổ của chúng. Năm 1418, Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, đến năm 1428 thì dẹp tan quân Minh, đem lại nền thái bình cho đất nước. Sau khi dẹp tan giặc ngoại xâm, Lê Lợi lên ngôi vua, mở ra triều đại nhà Lê. Lê Thái Tổ quyết định vẫn đóng đô tại thành Thăng Long cũ, nhưng đổi tên Đông Quan thành Đông Kinh, hàm ý đó là kinh đô của một nhà nước độc lập, chứ không phải là phủ quan như ý muốn của nhà Minh.

thanglong3

Vậy là chỉ trong hơn 30 năm giai đoạn này, Thăng Long được/bị đổi tên tới 3 lần.

Hoàng thành thời nhà Lê được mở rộng gấp đôi so với Hoàng thành thời nhà Lý và thời nhà Trần.

Hoàng thành Đông Kinh có 3 cửa. Cửa phía Đông còn gọi là cửa Đông Hoa ở vị trí khoảng Hàng Cân, Hàng Đường ngày nay. Cửa phía Nam còn gọi là cửa Đại Hưng nằm ở khoảng Cửa Nam ngày nay. Cửa phía Tây còn gọi là cửa Bảo Khánh thuộc khu Giảng Võ hiện nay. Về cơ bản, Hoàng thành Đông Kinh được chia làm hai phần: Phần thứ nhất gọi là Cung thành, là nơi ở và làm việc của vua; Phần thứ hai là Hoàng thành.

Cung thành thời Lê có hình chữ nhật, tường thành được xây bằng gạch, cửa chính Đoan Môn ở phía Nam. Hai bên có hai cửa nách là Đông Tràng An và Tây Tràng An.

Năm 1428, Lê Thái Tổ cho xây dựng lại một loạt cung điện làm nơi thiết triều, nơi nhà vua làm việc và nơi ở của hoàng cung. Nổi bật trong số đó là điện Kính Thiên, Cần Chính, Vạn Thọ. Sau đó, Lê Thái Tổ lại cho dựng nhiều cung điện lớn khác, như Hội Anh, Cẩn Đức, Tường Quang, Giảng Võ, Thúy Ngọc, Thừa Hoa, Kim Loan, Bảo Quang, Thừa Thiên…

Điện Kính Thiên là điện chính, điểm nhấn trong quần thể lầu điện trong Cung thành thời Lê. Điện này được xây dựng lại trên nền cũ của điện Càn Nguyên, Thiên An thời Lý, Trần, nghĩa là nằm tại vị trí núi Nùng. Đây là nơi thiết triều, nhà vua cùng bá quan văn võ bàn tính việc nước, việc quân. Điện Kính Thiên được vua Lê Thánh Tông sửa lại năm 1965. Năm 1967, Lê Thánh Tông lại cho dựng đôi rồng đá ở hai bên thềm trước điện này. Đôi rồng đá ấy cho đến nay vẫn còn tồn tại và là di tích nổi tiếng tại Khu Di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Phía trước điện Kính Thiên, vua cho dựng điện Thị Triều dành cho các quan vào chầu vua, đồng thời dựng điện Chí Kính bên phải, điện Vạn Thọ bên trái.

Phía Đông Cung thành, nhà Lê dựng khu Đông Cung bao gồm hệ thống cung điện là nơi ở của hoàng thái tử và điện Phụng Tiên là nơi thờ cúng tổ tiên của nhà vua. Cũng vì thái tử ở khu Đông Cung, nên dân gian vẫn gọi thái tử là Đông Cung, hoặc Đông Cung Thái tử.

Hoàng thành Đông Kinh càng về cuối đời Lê càng được xây dựng bề thế, hoành tráng. Tuy vậy, việc xây dựng cung điện thời kỳ này chủ yếu phục vụ nhu cầu ăn chơi xa đọa của vua, khiến ngân khố kiệt quệ, nhân dân khốn cùng, các sử gia khi chép về những việc này đều nghiêm khắc phê phán.

Lê Hiến Tông, ông vua thứ 5 của triều đại Lê Sơ, trị vì từ năm 1497 đến năm 1504. Trong suốt thời gian trị vì, Hiến Tông cho xây dựng thêm nhiều cung điện tráng lệ: Thượng Dương, Giám Trị, Đồ Trị, Trường Sinh, hay điện Lưu Bôi với hệ thống dẫn nước từ xa về.

Đỉnh điểm của hoạt động xây dựng cung điện tràn lan là Lê Tương Dực, vị vua thứ 8 của triều đại Lê Sơ. Tương Dực yêu cầu Vũ Như Tô thiết kế và trực tiếp chỉ đạo xây dựng tòa đại điện hơn trăm nóc, có gác Cửu Trùng đài sừng sững, đồ sộ. Phía trước tòa đại điện này là hồ nhân tạo rộng, thông với sông Tô Lịch để tiện cho việc du ngoạn của nhà vua. Công trình khiến ngân khố quốc gia kiệt quệ, dân chúng và quân lính phải nộp thuế, lao công vừa kiệt quệ, vừa cực nhọc bị chết nhiều không kể xiết. Bởi vậy, họ nổi dậy giết chết Tương Dực và Như Tô.

Thời kỳ này, Hoàng thành Đông Kinh rơi vào giai đoạn bạo loạn triền miên, cung điện được xây dựng nhiều nhưng cũng bị đốt phá nhiều.

Nguồn: http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/hoang-thanh-dong-kinh-thoi-le/659

Thành nhà Hồ, công trình độc nhất vô nhị tại Việt Nam

Được xây dựng bằng những phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm tới 6 m, xếp chồng lên nhau mà không cần chất kết dính, hơn 600 năm qua, hệ thống tường bao quanh thành nhà Hồ vẫn còn khá nguyên vẹn.

Thành nhà Hồ hiện nay nằm trên hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá). Đây là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam. Được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397, thành này còn được gọi là Tây Đô (hay Tây Giai) để phân biệt với Đông Đô (Thăng Long – Hà Nội). Xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời đô từ Thăng Long về Tây Đô.

Theo sử liệu, vào năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài, đồng thời cũng là cách để hướng lòng dân đoạn tuyệt với nhà Trần.

thanh nha ho

Cổng thành phía Nam là cổng chính dẫn vào Hoàng thành. Ảnh: Lê Hoàng.

Thế đất được chọn nằm ở khu vực giữa sông Mã và sông Bưởi, phía bắc có núi Thổ Tượng, phía tây có núi Ngưu Ngọa, phía đông có núi Hắc Khuyển, phía nam là nơi hội tụ của sông Mã và sông Bưởi.

Thành nhà Hồ gồm 3 bộ phận, La thành, Hào thành và Hoàng thành. La thành là vòng ngoài cùng, chu vi khoảng 4 km. Hào thành được đào bao quanh bốn phía ngoài nội thành, cách chân thành theo các hướng khoảng 50 m. Công trình này có nhiệm vụ bảo vệ nội thành.

Hoàng thành được xây dựng trên bình đồ có hình gần vuông. Chiều Bắc – Nam dài 870,5 m, chiều Đông – Tây dài 883,5 m. Bốn cổng thành theo chính hướng Nam – Bắc – Tây – Đông gọi là các cổng Tiền – Hậu – Tả – Hữu. Mỗi cửa đều được mở ở chính giữa. Các cổng này được xây dựng theo kiến trúc hình mái vòm. Những phiến đá trên vòm cửa đục đẽo hình múi bưởi, xếp khít lên nhau.

Cổng tiền (cổng phía Nam) là cổng chính, có ba cửa. Cửa giữa rộng 5,82 m, cao 5,75 m, hai cửa bên rộng 5,45 m, cao 5,35 m. Ba cổng còn lại chỉ có một cửa. Tường thành cao trung bình 5-6 m, chỗ cao nhất là cổng tiền cao 10 m.

Nối liền với cửa Nam là con đường Hoa Nhai (đường Hoàng Gia) lát đá dài khoảng 2,5 km hướng về đàn tế Nam Giao (nơi nhà vua tế lễ) được xây dựng vào tháng 8/1402.

thanh nha ho

Trải qua hơn 600 năm với những thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, tường thành phía ngoài còn khá nguyên vẹn. Ảnh: Lê Hoàng.

Toàn bộ tường thành và bốn cổng chính được xây dựng bằng những phiến đá vôi màu xanh, được đục đẽo tinh xảo, vuông vức, xếp chồng khít lên nhau. Các phiến đá dài trung bình 1,5 m, có tấm dài tới 6 m, trọng lượng ước nặng 24 tấn. Tổng khối lượng đá được sử dụng xây thành khoảng 20.000 m3 và gần 100.000 m3 đất được đào đắp công phu.

Những phiến đá nặng hàng tấn chỉ xếp lên mà không cần chất kết dính vẫn đảm bảo độ bền vững. Qua hơn 600 năm cùng những biến cố thăng trầm của lịch sử và tác động của thời tiết, hệ thống tường thành còn khá nguyên vẹn, dù thời gian xây dựng rất gấp gáp, chỉ trong khoảng 3 tháng.

Theo sử sách trong thành còn rất nhiều công trình được xây dựng, như điện Hoàng Nguyên, cung Diên Thọ (chỗ ở của Hồ Quý Ly), Đông cung, tây Thái Miếu, đông Thái miếu, núi Thọ Kỳ, Dục Tượng… rất nguy nga, chẳng khác gì kinh đô Thăng Long.

Tuy nhiên, trải qua hơn 600 năm tồn tại, hầu hết công trình kiến trúc bên trong Hoàng thành đã bị phá hủy. Những dấu tích nền móng của cung điện xưa giờ vẫn đang nằm ẩn mình phía dưới những ruộng lúa của người dân quanh vùng.

thanh nha ho

Trong số hàng nghìn hiện vật được khai quật ở thành nhà Hồ, có nhiều loại vũ khí gồm đạn đá, chông sắt bốn cạnh, mũi dao, mũi tên, đinh thuyền… Ảnh: Lê Hoàng.

Ngày 27/6, tại phiên họp lần thứ 35 của Ủy ban di sản thế giới thuộc Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại thủ đô Paris (Pháp), thành nhà Hồ đã được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Ông Vương Văn Việt, Phó chủ tịch UBND Thanh Hóa cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm bảo vệ và phát huy giá trị lịch sử của di tích này. Trước mắt tỉnh sẽ thực hiện việc bảo tồn, tu bổ, tôn tạo theo đúng luật Di sản văn hóa của Việt Nam và Công ước quốc tế về di sản thế giới, tiếp tục xây dựng và trình Thủ tướng phê duyệt kế hoạch bảo tồn, trùng tu di sản này.

Tiếp đó tỉnh sẽ phối hợp với cơ quan chức năng từng bước khai quật khảo cổ học, kêu gọi nguồn lực đầu tư nhằm làm tăng thêm sức hấp dẫn di tích và thu hút du khách. “Cùng với cố đô Huế, Hoàng thành Thăng Long, tỉnh Thanh Hóa rất vinh dự và tự hào vì có một kinh thành được công nhận là di sản văn hóa thế giới”, ông Việt nhấn mạnh.

Lê Hoàng

Nguồn: http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/thanh-nha-ho-cong-trinh-doc-nhat-vo-nhi-tai-viet-nam-2198740.html

Kinh thành Thăng Long thời Trần

Kinh thành thời Trần và thời Lý về cơ bản không có nhiều khác biệt. Kế thừa thời Lý, thời Trần cũng chia Kinh thành làm 61 phường, bao gồm cả phường buôn bán, phường thợ và phường làm nông nghiệp. Bá quan văn võ, hoàng thân quốc thích cũng dựng phủ điện ở khu vực Kinh thành.

Về hệ thống cung điện của triều đình tại khu vực Kinh thành Thăng Long, năm 1237, vua Trần Thái Tông cho dời điện Linh Quang về bến Đông Bộ Đầu và đổi tên thành điện Phong Thủy. Điện này là nơi đón tiếp nhà vua đến xem đua thuyền, cũng là nơi dâng trà, trầu cau cho nhà vua. Vì thế, dân gian vẫn gọi đó là điện Hô Trà. Bến Đông Bộ Đầu vừa là bến cảng của quân đội, vừa là nơi diễn tập thủy chiến, lại là nơi diễn ra các cuộc đua thuyền vào mùa thu hằng năm. Vậy nên bến này được xây dựng thành cụm kiến trúc rất tráng lệ. Trạm Hoài Viễn của nhà Lý vẫn được nhà Trần tiếp dùng. Nhưng bên cạnh đó, nhà Trần cho xây dựng thêm sứ quán dành riêng cho sứ giả phương Bắc ở khu Quán Sứ (nay vẫn gọi là Quán Sứ), xây hành cung của nhà vua ở khu vực Gia Lâm ngày nay.

Tiếp nối truyền thống tôn sư, trọng đạo, năm 1243, vua Trần Thái Tông cho trùng tu Quốc Tử Giám. Năm 1253, Trần Thái Tông cho lập Viện Quốc học làm nơi sôi kinh nấu sử cho con em quý tộc và nho sĩ ưu tú của cả nước, đồng thời cho tô tượng Khổng Tử, Chu Công và vẽ hình 72 vị tiền bối của làng Nho để thờ phụng tại đây. Các đình, đền, chùa, miếu thời Trần hầu như không được xây mới, chủ yếu chỉ trùng tu lại các kiến trúc sẵn có từ thời Lý. Điều đó cho thấy, sang thời Trần, Nho giáo đã được triều đình trọng vọng hơn. Phật giáo tuy vẫn còn thịnh hành, nhưng không còn giữ được vị trí tối thượng như thời Lý.

Để đề cao tinh thần thượng võ, năm 1253, Trần Thái Tông cho xây dựng Giảng Võ đường làm nơi luyện rèn võ nghệ. Phàm là vương hầu, tôn thất đều phải trải qua quá trình rèn luyện võ nghệ ở đó.

Bên cạnh các công trình cung điện của triều đình, phủ đệ của bá quan văn võ và hoàng thân, quốc thích, khu vực Kinh thành Thăng Long còn bao gồm các phường cư dân thành thị chuyên việc buôn bán, làm nghề thủ công, tiểu thủ công nghiệp hay nông nghiệp. Lần đầu tiên, trong chính sử xuất hiện ghi chép về số lượng các phường ở Thăng Long. Cổ sử chép: “Bắt chước đời trước, chia làm 61 phường”. Với sử liệu này, có thể khẳng định việc chia Thăng Long làm 61 phường đã có từ đời Lý.

Hệ thống lại ghi chép từ cổ sử, có thể kể ra một số phường cổ thời nhà Trần như sau:

Phường An Hoa nằm bên bờ sông Cái (sông Hồng) là nơi hỏa táng linh cữu vua Lý Huệ Tông của nhà Lý. Sử chép rằng, dù nhà Trần đã thay nhà Lý trị vì thiên hạ, Lý Huệ Tông bị bức đi tu nhưng vẫn chưa dứt tục lụy, thường lân la dạo chơi ở các phường, chợ khiến dân chúng tụ tập xem mặt rất huyên náo. Trần Thủ Độ sợ có biến bèn ngầm sai giết Lý Huệ Tông, khoét một lối đi qua thành rồi đưa linh cữu Lý Huệ Tông đi hỏa táng tại phường An Hoa. Sự kiện này diễn ra vào mùa thu năm 1226.

Phường Hạc Kiều là nơi đặt cung Phụ Thiên. Phụ Thiên là nơi ở của Trần Thừa, bố của Trần Thái Tông và được phong làm Thượng hoàng vào tháng 10 âm lịch năm 1226.

Phường Giang Khẩu là nơi giam giữ Hôn Đức Công Dương Nhật Lễ, kẻ mưu toan tiếm ngôi nhà Trần năm 1370.

Phường Cơ Xá là cảng và là nơi ở của cư dân vùng đất bãi. Năm 1265, nước dâng cao làm ngập toàn bộ phường này khiến cư dân và súc vật bị chết chìm rất nhiều. Vì lẽ này mà vua Trần Thánh Tông ban bố lệnh đại xá ngõ hầu giảm tai ương.

Phủ Phụng Thiên có các phường: Tàng Kiếm chuyên nghề làm kiệu, áo giáp, binh khí; Yên Thái chuyên làm giấy với nhịp chày làm giấy đã đi vào thơ ca dân gian; hai phường Thụy Chương và Nghi Tàm chuyên nghề dệt vải và dệt lụa; Hà Tân là nơi tập trung những người thợ nung vôi; Hàng Đào chuyên việc nhuộm điều; Tả Nhất làm quạt; Thịnh Quang chuyên nghề làm long nhãn; Đồng Nhân bán áo diệp y.

Ở phía Tây Kinh thành có phường Tây Nhai (nay thuộc khu Liễu Giai), phường Kiều Các Đài.

Phường Nhai Tuân là nơi vua Trần dành làm nơi ở cho đoàn người nhà Tống lưu vong sang nước ta do bị quân Nguyên xâm chiếm. Lại tạo điều kiện cho những người này làm ăn, buôn bán. Khi Hốt Tất Liệt đòi nhà Trần nộp những người này, vua Trần Thái Tông đã thẳng thắn bác bỏ.

Phía Bắc sông Tô Lịch là phường Toán Viên (vườn tỏi), là nơi vua Trần Dụ Tông sai người vỡ đất trồng tỏi và rau dưa. Phường này ở vị trí gần Cửa Bắc, bên kia đường Phan Đình Phùng (nơi trước đây có sông Tô Lịch chảy qua).

Kinh thành Thăng Long thời Lý (1009-1225)

Kinh thành Thăng Long

Từ thời Lý, cấu trúc “tam trung thành quách” đã định hình rõ ràng. Vòng thành trong cùng bao bọc nơi ở của vua, gọi là Cấm thành, vòng thành giữa bao bọc nơi nhà vua và triều đình làm việc, bao trọn cả Cấm thành, là Hoàng thành, hay còn gọi là Long thành. Vòng thành ngoài cùng bao bọc nơi ở của quan lại, thái tử, hoàng tử, anh em họ hàng nhà vua và dân chúng, gọi là Đại La thành. Vùng đất nằm giữa Hoàng thành và Đại La thành gọi là Kinh thành.

kinhthanhVới chủ trương không bao bọc thái tử và hoàng tử trong bốn bức tường Hoàng thành, các vua triều Lý luôn xây dựng cung điện ở ngoài thành cho các con trai của mình. Ngoài Hoàng thành là Kinh thành với muôn mặt đời sống thường nhật của người dân diễn ra mỗi ngày. Đó là cách tốt nhất để các thái tử và hoàng tử hiểu rõ việc đời, việc người, hiểu rõ về xã hội, dân chúng mà họ sẽ trị vì sau này.

Cung điện của Thái tử được gọi là cung Long Đức. Đây là cung điện cố định nhất trong số các cung điện dành cho con trai của nhà vua. Khi một hoàng tử được lập làm thái tử thì sẽ được dọn về ở tại cung này. Khi thái tử lên ngôi vua, cung này lại được dành cho thái tử thế hệ kế tiếp. Vì thế, chủ nhân của cung Long Đức có tính luân phiên.

Bên cạnh cung Long Đức, các phủ điện của các hoàng tử, hoàng thân quốc thích, các quan lại và doanh trại quân lính cũng tập trung tại khu vực Kinh thành. Đây là những công trình kỳ vĩ nằm xen kẽ với phố phường buôn bán và nơi ở, sản xuất của nhân dân, tạo thành tổ hợp phố phường thành thị sầm uất.

Thời Lý, Kinh thành Thăng Long được chia làm 61 phường là nơi ở, làm ăn, sản xuất và buôn bán của nhân dân. Nguyên nghĩa của chữ “phường” là “ô đất vuông”. 61 phường có từ thời Lý là 61 ô đất vuông tập hợp các hộ gia đình thành một đơn vị hành chính tương đương với một xã ở nông thôn. Các phường này được giới hạn với nhau bằng đường phố. Đây là kiểu quy hoạch kinh đô đặc trưng thời Trung đại. Tuy nhiên, Kinh đô Thăng Long lại có điểm đặc sắc riêng, ấy là mỗi phường đều là nơi tập trung các thợ thủ công làm chung một nghề và thường có chung một quê. Bởi vậy, người ta thường nói về “phường thợ xây”, “phường thợ mộc” hay “phường thợ hàn”. Phường từ một đơn vị hành chính đã gắn với nghề nghiệp chủ đạo của những người dân cư trú tại phường đó. Người dân thường mở cửa hàng bán sản phẩm của phường mình ở ven các con phố chạy qua phường, hình thành nên các con phố buôn bán chủ yếu chung một mặt hàng và phố được gọi tên theo mặt hàng kinh doanh từ đó. Điều này lý giải vì sao Thăng Long – Hà Nội cổ có những con phố mang tên Hàng Đồng, Hàng Nón, Hàng Tre

Trung tâm Kinh thành Thăng Long có Thái Hồ là nơi nhà Lý dựng Văn Miếu và trường Quốc Tử Giám. Phía Nam Thái Hồ là hồ Chu Tước (sau gọi là hồ Bích Câu, sau nữa được tách thành hồ Bảy Mẫu và hồ Thuyền Quang). Năm 1154, vua Lý Anh Tông cho dựng đàn Viên Khâu cạnh hồ Chu Tước để làm lễ Tế Giao hằng năm.

Thời Lý, hồ Dâm Đàm (hồ Tây) đã tách khỏi sông Hồng, nhưng hồ Lục Thủy (hồ Gươm) và hồ Chu Tước thì vẫn ăn thông với sông Kim Ngưu và sông Tô Lịch – hai con sông uốn khúc chảy quanh trong nội thành Thăng Long. Trên đoạn sông Tô Lịch cổ chạy qua Kinh thành Thăng Long được dựng một vài cây cầu để cư dân hai bên bờ sông có thể qua lại, giao thương: cầu Đông xây bằng đá, cầu Thái Hòa dựng bằng gỗ, cầu Cau và cầu Tây Dương.

Cũng do Kinh đô Thăng Long có hệ thống sông hồ thông thoáng nên hình thành những bến thuyền (từ cổ gọi là “búa”) tấp nập thuyền bè vào ra buôn bán: bến Triều Đông (Hòe Nhai), bến Thái Cực (Hàng Đào), bến Thái Tổ (Nguyễn Du), bến Giang Tân (Nghĩa Đô), bến Thiên Thu, bến Đại Thông (hiện chưa xác định thuộc khu vực nào)… Thăng Long thời xưa chợ và bến thuyền thường song hành với nhau như thế nên mới hình thành cách gọi “chợ búa” như dân ta vẫn quen dùng cho đến nay.

kinhthanh1

Kinh thành Thăng Long

Kinh thành Thăng Long nằm ven sông Hồng (còn gọi là sông Nhị, hay Lô Giang thời Lý). Các nhà vua thời Lý cho dựng bốn cung điện ven sông này để nhà vua và tùy tùng, quan lại ra xem lễ hội đua thuyền hằng năm. Bốn cung điện đó là Hàm Quang (được xây dựng năm 1011), Linh Quang (được xây dựng năm 1058), Thủy Tinh và cung Thánh Từ (được xây dựng vào đầu thế kỷ XII). Trong đó, cung Thánh Từ cũng chính là nơi dành cho Thái Hậu ở. Các cung điện ở đây đều được xây dựng với quy mô rất lớn thành quần thể cung điện nguy nga, tráng lệ. Chẳng hạn, bên trái điện Linh Quang được dựng thêm điện Kiến Lễ, bên phải là điện Sùng Nghi, mặt tiền dựng lầu chuông một cột 6 cạnh hình hoa sen (thời Lý, Phật giáo trở nên thịnh hành và hình ảnh hoa sen được cách điệu thành những họa tiết trang trí và công trình xây dựng, làm nên những công trình lịch sử như Chùa Một Cột…)

chuamotcot

Chùa Một Cột

Bên hồ Dâm Đàm (hồ Tây), các nhà vua triều Lý cũng cho xây nhiều cung điện làm hành cung hoặc quán quan ngự trên mặt nước để xem đánh cá, bơi thuyền. Đầu thế kỷ XIII, công chúa Từ Hoa, con gái của vua Lý Thần Tông, ở cung Từ Hoa ven hồ Dâm Đàm đã cùng các cung nữ mở nghề trồng dâu nuôi tằm. Vì thế, nơi này mới có tên là trại Tàm Tang, sau đổi thành Nghi Tàm.

Còn bên hồ Lục Thủy, nhà Lý cho dựng nhiều công trình quan trọng, như tháp Báo Thiên và chùa Báo Thiên được dựng để ghi công chiến thắng quân Chiêm Thành, cung Chiêm Nữ là nơi dành cho các cung nữ Chiêm Thành bị bắt tới ở.

Thời Lý, do đạo Phật thịnh hành nên trong Kinh thành Thăng Long được nhà vua cho dựng nhiều chùa chiền, trong đó có nhiều ngôi chùa nổi tiếng như chùa Vạn Tuế, chùa Diên Hựu, chùa Ngọc Hồ.

Theo thuyết phong thủy, nhà Lý cũng cho đắp nhiều núi giả để vừa được vận nước vững bền, vừa làm nơi thắng cảnh thưởng ngoạn. Có thể kể đến một vài ngọn núi nhân tạo này, như: Tam Sơn, Ngũ Nhạc, Khán Sơn, Sư Sơn. Cũng có ý kiến cho rằng, Nùng Sơn là một trong những ngọn núi nhân tạo như thế. Tuy nhiên, ý kiến này còn nhiều tranh cãi do Nùng Sơn còn được đồng nhất với núi Long Đỗ (rốn rồng) tồn tại từ trước khi nhà Lý dời đô về Kinh thành Thăng Long.

Bên bờ Đông sông Hồng, đối diện với Kinh thành Thăng Long, vua Lý Anh Tông cho dựng trạm Hoài Viễn làm nơi tiếp đón sứ giả các nước và tù trưởng các miền thiểu số tới kinh triều kiến nhà vua.

Như vậy, từ thời nhà Lý, kinh thành Thăng Long đã trở thành không chỉ là trung tâm chính trị, hành chính, quân sự mà còn là trung tâm kinh tế, văn hóa lớn của cả nước, với lối quy hoạch phố phường kiểu bàn cờ mang tính khoa học cao.

Nguồn: http://www.hoangthanhthanglong.vn/blog/kinh-thanh-thang-long-thoi-ly/650