1. Thời tiền sử
1.1. Thời đại đồ đá cũ
Sơ kỳ thời đại đồ đá cũ
+ Thời gian: 400.000 – 300.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Núi Đọ (Thanh Hóa), hang Thẩm Khuyên, Thẩm Hai (Lạng Sơn), hang Hùm (Yên Bái).
+ Di vật tiêu biểu: Công cụ chặt thô, rìu tay, mảnh tước, răng vượn người, xương động vật hóa thạch.
Hậu kỳ thời đại đồ đá cũ
+ Thời gian: 30.000 – 15.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Thần Sa (Thái Nguyên), Sơn Vi (Phú Thọ).
+ Di vật tiêu biểu: Mảnh tước có tu chỉnh, công cụ chặt thô hình múi bưởi, công cụ ¼ hòn cuội.
1.2. Thời đại đồ đá mới
Sơ kỳ thời đại đồ đá mới
+ Thời gian: 15.000 – 10.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Hòa Bình (Hòa Bình và các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa), Bắc Sơn (các tỉnh vùng núi đá vôi Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên), Quỳnh Văn (Nghệ An), Đa Bút (Thanh Hóa), Cái Bèo (Hải Phòng), Bàu Dũ (Quảng Nam).
+ Di vật tiêu biểu: Rìu tay, công cụ hình đĩa, hình hạnh nhân, xuất hiện rìu mài lưỡi và buộc ghép cán.
* Đồ gốm và nền nông nghiệp sơ khai được xem là xuất hiện trong văn hóa Hòa Bình?
* Văn hóa Bắc Sơn đã tìm thấy bàn mài, bàn nghiền, chày, công cụ đá cuội có hai rãnh song song.
Hậu kỳ thời đại đồ đá mới
+ Thời gian: 10.000 – 5.000 năm cách ngày nay
+ Di chỉ, di tích, nền văn hóa tiêu biểu: Hà Giang, Mai Pha (Lạng Sơn), Hạ Long (Quảng Ninh), Bàu Tró (Quảng Bình).
+ Di vật tiêu biểu: Rìu tứ giác, rìu có vai, khuyên tai, vòng tay, đồ đựng bằng gốm?
2. Thời sơ sử (Thời kỳ dựng nước đầu tiên)
Văn hóa Phùng Nguyên
+ Thời gian: 4.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1959
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Đục, mũi khoan, cưa, khuyên tai, nhẫn, vòng đeo tay, chuỗi hạt (đá), dọi xe chỉ, hũ, bình (gốm), cục đồng và gỉ đồng.
Văn hóa Phùng Nguyên là thời kỳ công nghệ chế tác đá đạt tới đỉnh cao, đồ gốm đã biết sử dụng bàn xoay, nghề luyện kim, nghề dệt bắt đầu xuất hiện?
Văn hóa Đồng Đậu
+ Thời gian: 4.000 – 3000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1962 tại xã Minh Tân, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Mũi lao, mũi giáo, lưỡi câu, xỉ đồng, mảnh khuân đúc rìu, trống đồng?, trang sức, công cụ lao động bằng đá, đồ gốm?
Văn hóa Gò Mun
+ Thời gian: 4.000 – 3000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1961 tại xã Tứ Xã, huyện Phong Châu, tỉnh Phú Thọ
+ Địa bàn phân bố: Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội
+ Di vật tiêu biểu: Đồ trang sức, rìu tứ giác, khuân đúc đồng, chì lưới (đá), rìu lưỡi xéo, đục, lao, lưỡi câu (đồng), đồ gốm có màu xám đen và đỏ nhạt?
Văn hóa Đông Sơn
+ Thời gian: 2.500 – 2000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1924 tại Thanh Hóa
+ Địa bàn phân bố: Rộng từ biên giới phía Bắc cho tới Đèo Ngang (Quảng Bình), nhưng tập trung chủ yếu ở lưu vực ba con sông lớn là sông Hồng, sông Mã và sông Cả.
+ Di vật tiêu biểu:
. Công cụ lao động sản xuất: Lưỡi cày, lưỡi cuốc, mai, thuổng, rìu, lưỡi câu,
. Đồ dùng sinh hoạt: Thạp, thố, chum, chậu, khay, đĩa, chậu, âu, muôi,
. Vũ khí: Mũi lao, mũi giáo, hộ tâm phiến, dao găm,
. Đồ trang sức: Vòng, khuyên tai, chuỗi hạt, trâm, khóa thắt lưng, gương,
. Đồ tùy táng: Trống, thạp, thố minh khí, muôi
. Đồ gốm: Chum, bình, hũ, nồi, bát, chân đèn,
Văn hóa Sa Huỳnh
+ Thời gian: 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1906 tại Sa Huỳnh, Quảng Ngãi
+ Địa bàn phân bố: Dọc các tỉnh miền Trung và Nam Trung Bộ từ Quảng Bình đến Đồng Nai và một số đảo như Lý Sơn, Côn Đảo, Thổ Chu.
+ Di vật tiêu biểu: Chum, nồi, bình, bát, khuyên tai hai đầu thú, khuyên tai ba mấu, chuỗi hạt.
Văn hóa Óc Eo
+ Thời gian: 2.500 – 2.000 năm cách ngày nay
+ Phát hiện năm: 1942 tại gò Óc Eo (An Giang)
+ Địa bàn phân bố: Khắp vùng đồng bằng Nam Bộ
+ Di vật tiêu biểu: Mảnh gốm, chum, vò, hũ, bình, một số đồ trang sức.
* Văn hóa Đông Sơn là cơ sở để hình thành nhà nước Văn Lang – Âu Lạc ở miền Bắc, văn hóa Sa Huỳnh là cơ sở để hình thành nhà nước Lâm Ấp – Chăm Pa ở miền Trung và văn hóa Óc Eo là cơ sở hình thành của nhà nước Phù Nam ở miền Nam.
3. Mười thế kỷ đầu công nguyên (Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc)
- Bắc thuộc lần thứ nhất (207 TCN – 39)
- Bắc thuộc lần thứ 2 (43 – 542)
- Bắc thuộc lần thứ 3 (603 – 939)
- Các cuộc khởi nghĩa chống Bắc thuộc
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40 – 43)
+ Khởi nghĩa Bà Triệu (248)
+ Khởi nghĩa Lý Bí (542)
+ Khởi nghĩa Mai Thúc Loan (722)
+ Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905)
+ Chiến thắng Ngô Quyền trên sông Bạch Đằng (938)
4. Thời kỳ phong kiến Việt Nam
– Nhà Ngô (938 – 965), kinh đô Cổ Loa, Đông Anh (Hà Nội)
– Nhà Đinh (968 – 980), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình)
– Nhà Tiền Lê (980 – 1009), quốc hiệu Đại Cồ Việt, kinh đô Hoa Lư (Ninh Bình)
– Nhà Lý (1009 – 1225), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long (Hà Nội)
– Nhà Trần (1225 – 1400), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long (Hà Nội)
– Nhà Hồ (1400 – 1407), quốc hiệu Đại Ngu, kinh đô Tây Đô (Thanh Hóa)
– Nhà Lê sơ (1428 – 1527), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Kinh, Thăng Long, Hà Nội
– Nhà Mạc (1527 – 1592), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Đông Kinh (Hà Nội)
– Lê Trung Hưng (1533 – 1789), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Thăng Long (Hà Nội)
– Tây Sơn (1776 – 1802), quốc hiệu Đại Việt, kinh đô Phú Xuân (Huế)
– Nhà Nguyễn (1802 – 1945), quốc hiệu Đại Nam, kinh đô Phú Xuân (Huế)
5.Thời cận đại
– Quá trình thực dân Pháp xâm lược Việt Nam (1858 – 1884)
– Thời kỳ Pháp thuộc (1884 – 1945)
6. Thời hiện đại
– Kháng chiến chống Pháp (1945 -1954)
– Kháng chiến chống Mỹ (1954 – 1975)
– Xây dựng chủ nghĩa xã hội (1975 đến nay)